Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi phân theo loại khách hàng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 56 - 58)

2.2. Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại VietinBank

2.2.2.5. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi phân theo loại khách hàng

Trong tổng nguồn vốn tiền gửi của một ngân hàng thì nguồn tiền gửi cá nhân chiếm vị trí quan trọng và thiết yếu, duy trì sự ổn định cho hoạt động nguồn vốn của ngân hàng.

Bảng 2.7. Tình hình nguồn vốn tiền gửi phân theo loại khách hàng

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng

1 Nguồn vốn tiền gửi 216,647 100.00% 268,362 100.00% 317,775 100.00%

1.1 Tiền gửi Tổ chức kinh tế 99,028 45.71% 125,970 46.94% 139,447 43.88%

1.1.1 Doanh nghiệp Nhà nước 69,749 32.19% 81,071 30.21% 88,188 27.75%

1.1.2 Doanh nghiệp ngoài nhà nước và các đối tượng khác

23,075 10.65% 37,508 13.98% 43,331 13.64%

1.1.3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

6,204 2.86% 7,391 2.75% 7,928 2.49%

1.2 Tiền gửi cá nhân 117,619 54.29% 142,392 53.06% 178,328 56.12%

Trong cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng, tiền gửi từ doanh nghiệp và tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khoảng 40%. Nguồn vốn này thường có lãi suất đầu vào thấp nhưng thường có biến động lớn. Nguồn tiền gửi huy động từ dân cư có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Tiền gửi dân cư chủ yếu dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, có tính ổn định cao nhưng chi phí đầu vào cũng cao.

Năm 2010, 2011 và 2012 là giai đoạn khó khăn của kinh tế Việt Nam với sự thăng trầm của lãi suất huy động, kéo theo đó là sự tăng giảm của lãi suất vay vốn, có thời điểm lên đến 22%/năm, khiến cho hoạt động của các TCKT, đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh trở nên cực kỳ khó khăn kéo dài từ năm 2010 đến 2012, hàng loạt doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể, nguồn tiền gửi từ tổ chức vì thế bị sụt giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn tiền gửi của VietinBank. Tiền gửi của TCKT năm 2012 đạt 139.447 tỷ đồng, giảm 3,06% so với năm 2011 tương đương giảm 13.447 tỷ đồng. Tiền gửi của TCKT tại VietinBank được duy trì chủ yếu từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, các tập đồn/ tổng cơng ty nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều đơn vị đã tận dụng tiền gửi tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh có thể thấy, dù tiền gửi của các đơn vị này khá ổn định tuy nhiên việc phụ thuộc quá nhiều vào tiền gửi của TCKT cho thấy phần nào kém linh hoạt trong huy động vốn của VietinBank, khi họ rút vốn sẽ làm nguồn vốn tiền gửi sụt giảm đáng kể. Ngược lại với tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của cá nhân qua các năm đều tăng về số lượng, riêng năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng giảm so với năm 2011, nguyên nhân năm 2012 chứng kiến sự “nhảy múa” của thị trường vàng đã hấp dẫn người dân rút tiền gửi từ ngân hàng đầu tư vào vàng. Tiền gửi từ khách hàng cá nhân là nguồn tiền gửi mang tính ổn định cho ngân hàng, việc tăng số lượng tiền gửi qua các năm, đồng thời tỷ lệ tiền gửi của nhóm khách hàng này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiền gửi đã thể hiện định hướng hoạt động của VietinBank là chuyển dần từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ; đồng thời cho thấy chính sách dành cho khách hàng cá nhân đang được VietinBank chú trọng cũng như sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi dành cho cá nhân đã mang lại hiệu quả tốt cho công tác huy động vốn

của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w