Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ
Mơi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của NHTM. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ:
Kiểm soát lạm phát: sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho
các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm
phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng lãi suất tiền gửi sao cho thực dương có thể khơng thực hiện được. Do vậy, việc kiểm sốt lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.
Ngồi ra, Chính phủ cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, định
hướng đầu tư, tiếp tục duy trì lạm phát ở mức thấp, ổn định giá trị đồng tiền nội tệ để khuyến khích đầu tư, đẩy nhanh q trình cổ phần hố doanh nghiệp… tạo môi trường ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động. Khi lòng tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì cơng tác huy động vốn sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Duy trì sự tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế Việt Nam đang trong giai
đoạn phát triển, vai trị của Chính phủ trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân sẽ được cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.
Sớm hình thành thị trường vốn ở quy mơ tồn quốc để mọi nguồn vốn
phân tán, nhỏ bé đều được tập trung vào các cơ hội đầu tư sinh lời. Sự thiếu vắng của một thị trường vốn được tổ chức quy mô, bài bản và hiệu quả là một trong những nguyên nhân chính yếu làm cho tiềm năng vốn cịn rất lớn ở trong dân cư hiện nay chưa được khai thác đúng mức vào các hoạt động kinh tế ích nước lợi nhà. Hồn thiện mơi trường pháp lý
Trong xu thế hội nhập kinh tế, vấn đề môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trị quan trọng, tác động mạnh tới sự phát triển và sự tự chủ kinh tế của đất nước. Để giảm thiểu những bất lợi cũng như tận dụng thời cơ của quá trình hội nhập vào phát triển kinh tế đất nước, có nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó việc hồn thiện mơi trường pháp lý được coi là yếu tố quan trọng khơng thể trì hỗn.
Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các TCTD Việt Nam có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều bất cập.
Trong thời gian tới để tạo điều kiện cho hệ thống các NHTM phát triển đúng định hướng, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và các văn bản pháp
quy có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung, đến hoạt động các ngân hàng nói riêng theo hướng đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp nhu cầu thực tiễn, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của doanh nghiệp và các NHTM đi đúng giới hạn cho phép và phát triển bền vững.
Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa
phương, đến các Bộ, ngành có liên quan nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, trong đó các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện cho mỗi thành phần kinh tế phát triển, tăng khả năng thu hút vốn vào ngân hàng. Muốn vậy, Nhà nước cần phải thực hiện đơn giản hố các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, cơng chứng và tài sản thế chấp, lệ phí đăng ký sở hữu tài sản…
Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Đưa ra các văn bản qui định hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch như đóng thuế, đóng lệ phí, học phí, viện phí... (qui định khách hàng chỉ thanh toán qua ngân hàng hoặc các nơi thu tiền phải lắp POS để khách hàng thanh toán tại chỗ).
Đưa ra điều kiện chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm mua sắm, cửa hàng cung cấp dịch vụ hàng hoá,... khi họ cam kết liên sẽ kết với các ngân hàng lắp đặt máy cà thẻ để phuc vụ thanh toán. Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
Mặt khác, cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các cơ quan nhà nước trong công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của tất cả khách hàng bao gồm Chính phủ, các doanh nghiệp và các cá nhân trong xã hội về lợi ích và hiệu quả mang đến cho bản thân và xã hội khi tham gia các dịch vụ ngân hàng, khi triệt để thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Tiếp theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg về chi lương cho đối tượng hưởng lương ngân sách qua ngân hàng, Chính phủ cần ban hành tiếp các chỉ thị trong đó thúc đẩy triển khai chi hộ lương qua thẻ ATM đến tất cả các đơn vị, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm hạn chế lưu thơng tiền mặt. Trong đó có thể đưa ra điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức là phải cam kết thực hiện chi lương qua hệ thống ngân hàng. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện và có cơ chế xử phạ hành chính.