Các mức độ của lĩnh vực nhận thức

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi chuẩn hóa trắc nghiệm khách quan kỹ năng đọc hiểu cấp độ 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam tại học viện an ninh (Trang 34 - 39)

- Loại trắc nghiệm nhiều chọn lựa (Multỉple Choice QuestỉonMCQ)

GG t  d

1.5.2. Các mức độ của lĩnh vực nhận thức

Thang cấp độ tƣ duy của Bloom (Bloom‟s taxonomy) cũng chỉ ra các cấp độ của các mục tiêu giáo dục trong lĩnh vực nhận thức đƣợc chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất nhƣ sau:

- Biết (Knowledge): đƣợc hiểu là sự nhớ, thuộc lịng, nhận biết đƣợc và có thể tái hiện các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học đƣợc trƣớc đây. Điều đó có nghĩa là một ngƣời có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thơng tin cần thiết. Đây là hành vi thấp nhất đạt đƣợc trong lĩnh vực nhận thức.

- Hiểu (Comprehension): là khả năng nắm đƣợc ý nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ƣớc lƣợng xu hƣớng tƣơng lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hƣởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật.

- Vận dụng (Application): là khả năng sử dụng các tài liệu đã họcvào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phƣơng pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòihỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây.

- Phân tích (analysis): Đƣợc định nghĩa là khả năng hiểu đƣợc các cấu trúc tổ chức của tài liệu bằng cách phân chia nó ra thành các phần khác nhau. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mơí quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết đƣợc các nguyên lý tổ chức đƣợc bao hàm. Kết

19

quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó địi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.

- Tổng hợp (synthesis): Đƣợc định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lƣới các quan hệ trừu tƣợng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mơ hình hoặc cấu trúc mới.

- Đánh giá (evaluation): Đƣợc định nghĩa là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngồi (phù hợp với mục đích), và ngƣời đánh giá phải tự xác định hoặc đƣợc cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.

Bảng tóm tắt dƣới đây cho biết các mức độ của mục tiêu giáo dục trong lĩnh vực nhận thức. Giáo dục có thể nhằm vào các mục tiêu rất thấp nhƣ giúp ngƣời học nhận biết sự vật hiện tƣợng cho đến đánh giá tức là có năng lực phán xét, phê phán...

Bảng 1.5 Bảng tóm tắt các mức nhận thức theo quan niệm của Bloom

Các mức Nội dung các mức Mức độ hận thức

Nhận biết Định dạng, gọi tên, xác định, mô tả, liệt kê, kết nôi, lựa chọn, phác thảo.

Nhận thức thấp Hiểu

Phân loại, giải thích, tơng hợp lại, biến đơi, dự đốn, phân biệt sự khác nhau giữa hai sự vật, hiện tƣợng hay vấn đề.

Áp dụng

Trình diên, tính tốn, giải quyết, điều chỉnh nhỏ, sắp xếp đơn giản, thao tác, liên hệ.

Phân tích Phân biêt, biểu đơ hố, ƣớc lƣợng, phân

20

Tổng hợp Kết hợp, sáng tạo, cơng thức hố, thiết kế, sáng tác, xây dựng, sắp xếp lại, sửa chữa. Đánh giá Phán xét, phê phán, so sánh, phân biệt,

biện luận, đƣa ra kết luận, hỗ trợ.

Các cơng cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định đƣợc kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đƣa ra một nhận định chính xác về năng lực của ngƣời đƣợc đánh giá về chuyên môn liên quan.

1.5.3.Mục đích của kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá hỗ trợ việc ra các quyết định trong đào tạo. Kiểm tra kết quả học tập là một phần không thể tách rời của quá trình đào tạo. Kiểm tra phải đƣợc xem xét trong suốt q trình lên kế hoạch đào tạo, cần đóng vai trị quan trọng trong tất cả các bƣớc của quá trình đào tạo. Từ đầu đến cuối quá trình này, giảng viên cần đƣa ra rất nhiều quyết định và kiểm tra giúp tăng cƣờng hiệu quả các quyết định này thông qua việc cung cấp các thông tin khách quan làm cơ sở cho các nhận định cơ bản.

Theo Norman E Gronlund (1982) có 3 loại quyết định của giáo viên đƣợc hỗ trợ bởi kiểm tra đánh giá: một là, các quyết định tại giai đoạn đầu của quá trình đào tạo, hai là các quyết định trong suốt quá trình đào tạo, ba là các quyết định tại giai đoạn cuối của quá trình đào tạo. Tƣơng đƣơng với ba loại quyết định này là các dạng bài kiểm tra có liên hệ mật thiết với từng giai đoạn của quá trình đào tạo

- Giai đoạn đầu của q trình đào tạo: Có hai câu hỏi giáo viên cần trả lời trƣớc khi bƣớc vào quá trình đào tạo:

+ Học sinh có khả năng và các kỹ năng cần thiết đến đâu để bắt đầu một chƣơng trình đào tạo?

+ Học sinh có đạt kết quả học tập dự kiến của chƣơng trình đào tạo hay khơng? Để trả lời đƣợc câu hỏi 1 có thể sử dụng bài thi đánh giá khả năng tham gia đào tạo (readiness pretest). Đây là bài kiểm tra đƣợc xây dựng tại thời điểm

21

bắt đầu khóa học hay bắt đầu một chƣơng trình học bao gồm việc kiểm tra các kỹ năng cần thiết học sinh cần phải có để có thể tham gia vào chƣơng trình học.

Câu hỏi thứ hai có thể trả lời đƣợc thơng qua các bài kiểm tra phân trình độ ban đầu bao trùm các kết quả học của chƣơng trình học dự kiến. Bài kiểm tra này có thể trùng với bài kiểm tra cuối khóa học nhƣng đƣợc xây dựng theo hình thức khác. Việc cần xác định ở đây chính là khả năng học sinh nắm đƣợc các phần kiến thức trong chƣơng trình học hay khơng. Nếu học sinh có thể nắm đƣợc, chúng ta cần điều chỉnh

Đúng

Hình 1.3: Mơ hình đơn giản về vai trị của kiểm tra phân tích trình độ học sinh(nguồn Norman E Gronlund)

- Giai đoạn giữa quá trình đào tạo (Kiểm tra chuẩn đốn và formative). Trong suốt q trình đào tạo điều mà chúng ta quan tâm là sự tiến bộ trong học tập của mỗi học sinh.Các câu hỏi sau cần đƣợc trả lời:

+ Nhiệm vụ học tập nào học sinh có thể thỏa mãn? Nhiệm vụ nào học sinh cần đƣợc trợ giúp?

+ Học sinh nào gặp khó khăn lớn trong học tập cần phải bồi dƣỡng đặc biệt? Các bài kiểm tra giám sát tiến bộ trong học tập của học sinh trong suốt quá trình đào tạo đƣợc gọi là bài kiểm tra formative. Các bài kiểm tra formative đƣợc thiết kế đặc thù để đo lƣờng mức độ nắm vững chƣơng trình học của học

Kiểm tra trình độ (Xác định đầu vào)

Kiểm tra kiến thức ban đầu (Học sinh có các kĩ năng cần thiết để

học khơng)

Kiểm tra ban đầu để phân tích trình độ (Học sinh có đạt đƣợc kết quả mong

muốn không)

Cung cấp thông tin về học lực của học sinh

Nâng học sinh lên trình độ cao hơn

Sai Đúng Sai Đúng

Tiếp tục chƣơng trình đào tạo dự kiến

22

sinh tại mỗi phân đoạn giới hạn của chƣơng trình học ví dụ một bài học hay một chƣơng.

Nếu học sinh gặp phải một vấn đề không thể giải quyết bằng các sử dụng các bài kiểm tra formative,cần tập trung tìm hiểu các khó khăn trong học tập của học sinh đó.

Chẩn đốn các lỗi trong q trình học của học sinh là vấn đề kiểm sốt trình độ.Kiểm tra formative xác định học sinh có nắm đƣợc một số u cầu mơn học hay khơng và nếu khơng nó sẽ gợi ý các hƣớng khắc phục. Kiểm tra chẩn đoán lại thiên về các nguyên nhân của các lỗ hổng kiến thức mà bài kiểm tra formative không giải quyết đƣợc.Tuy nhiên khơng thể nói tất cả các vấn đề về học tập của học sinh có thể khắc phục bằng bài kiểm tra formative và bài kiểm tra chẩn đốn. Đây chỉ là cơng cụ hộ trợ nhận diện và chẩn đốn các khó khăn trong học tập của học sinh để có cách khắc phục.

Sai Đúng

Hình 1.4: Mơ hình đơn giản của bài kiểm tra tiến độ(nguồn Norman E Gronlund)

- Giai đoạn cuối q trình đào tạo (Kiểm tra summative). Cuối mỗi khóa học hay mơn học chúng ta thƣờng quan tâm đến việc học sinh đáp ứng đƣợc bao nhiêu mục tiêu đào tạo đề ra.Các câu hỏi sau đƣợc trả lời:

Kiểm tra tiến độ (Giám sát quá trình học tập)

Đƣa ra các biện pháp khắc phục cho nhóm hoặc cá nhân

Đƣa ra các phản hồi để củng cố việc học

Kiểm tra chẩn đốn

(Nhằm phát hiện những khó khăn tiềm ẩn

Tiếp tục chƣơng trình đào tạo Học sinh có đạt đƣợc kết quả mong

23

+ Học sinh nào hồn thành các u cầu của mơn học để tiếp tục học lên cao? + Xếp hạng các học sinh nhƣ thế nào?

Trắc nghiệm quá trình học tập đƣợc đƣa ra tại thời điểm cuối của q trình đào tạo nhắm mục đích chứng nhận và xếp loại học sinh đƣợc gọi là bài kiểm tra summative. Các bài kiểm tra dạng này thƣờng có độ bao phủ rộng và nhằm mục đích đo lƣờng các mẫu đại diện của toàn bộ yêu cầu của chƣơng trình đào tạo.Mặc dù kết quả kiểm tra chủ yếu vẫn để xếp loại học sinh nhƣng nó cịn cung cấp thơng tin để đánh giá hiệu quả của chƣơng trình đào tạo cho các khóa học sau. Xem mơ hình trắc nghiệm summative tại hình 1.5

Sai Đúng

Hình 1.5 Mơ hình đơn giản của bài kiểm tra cuối quá trình đào tạo(nguồn Norman E Gronlund)

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi chuẩn hóa trắc nghiệm khách quan kỹ năng đọc hiểu cấp độ 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam tại học viện an ninh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)