Điều kiện kinh tế của gia đình

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Gia Đình Và Thành Tích Toán Học Của Học Sinh Việt Nam Trong PISA 2012 (Trang 63 - 64)

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng về đặc điểm gia đình của HS Việt Nam trong PISA 2012

3.1.6. Điều kiện kinh tế của gia đình

Theo Nghiên cứu cơ hội giáo dục công bằng (EEOS), còn được gọi là

“Nghiên cứu Coleman” được tiến hành năm 1966 nhằm đánh giá các cơ hội giáo dục công bằng cho trẻ em ở các chủng tộc khác nhau, màu da, tôn giáo và nguồn gốc quốc gia, các yếu tố như: mức chi ngân sách, chất lượng giáo viên, chương trình giảng dạy, sách giúp làm bài tập ở nhà, thực hành ... không phải là những yếu tố tác động mạnh nhất đối với KQHT ở trường. Ngược lại, điều kiện KT-XH của gia đình và quan điểm giáo dục của bố mẹ mới là những yếu tố tác động trực tiếp mạnh mẽ đến động cơ học tập, chất lượng học tập và khả năng thành đạt của HS. Ngay trong cùng một trường, do xuất thân từ hoàn cảnh gia đình khác nhau nên HS cũng có cơ hội và điều kiện học tập khác nhau. Những bậc phụ huynh có điều kiện tài chính vững mạnh sẽ cung cấp được những thiết bị và công nghệ mới nhất, điều này sẽ góp phần nâng cao KQHT của trẻ.

Theo hai tác giả Shapiro & Tambashe [2.73], mối liên kết giữa thành tích học tập và điều kiện kinh tế của gia đình (đo bằng các tài sản trong gia đình) được xây dựng dựa trên phương pháp tiếp cận sinh thái học (ecological

60

systems approach). Áp dụng lý thuyết “sinh thái học mang lại hạnh phúc”,

thành tích học vấn thấp có thể xem là một yếu tố góp phần vào vịng nghèo đói liên thế hệ (intergenerational poverty cycle) ở các nước đang phát triển.

Một lân nữa, tác giả Gina AN Chowa [2.74] khẳng định rằng sự giàu có của gia đình (tính bằng số tài sản trong gia đình) có ảnh hưởng đến thành tích học tập của thanh thiếu niên.

Trong đề tài nghiên cứu này, điều kiện kinh tế của gia đình được thể hiện qua số lượng của một số đồ dùng trong gia đình: “điện thoại di động”, “ti vi”, “máy vi tính”, “xe ơ tơ”, “phịng tắm có bồn tắm hoặc vịi sen”.

Bảng 3.7. Số lƣợng đồ dùng trong gia đình

Số lượng Điện thoại di động Ti vi Máy vi tính Xe ơ tơ Phịng tắm có bồn tắm/ vịi sen SL % SL % SL % SL % SL % Không 109 2,2 95 1,9 2984 60,2 4352 87,8 1901 38,3 Một 643 13,0 3315 66,8 1455 29,3 303 6,1 2340 47,2 Hai 1289 26,0 1161 23,4 265 5,3 89 1,8 470 9,5 Trên ba 2911 58,7 372 7,5 88 1,8 56 1,1 188 3,8 Dữ liệu thiếu 7 0,0 16 0,3 167 0,1 159 3,2 60 1,2

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế của gia đình và thành tích tốn học, một biến mới tên là tongdodunggiadinh sẽ được tạo ra để tính tổng số đồ dùng trong gia đình. Như vậy, những gia đình nào có tổng số đồ dùng càng nhiều (loại đồ dùng * số lượng = 5 * 3 = 15), điều đó thể hiện là những gia đình có điều kiện kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Gia Đình Và Thành Tích Toán Học Của Học Sinh Việt Nam Trong PISA 2012 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)