Mối quan hệ nhân quả

Một phần của tài liệu Ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS (Trang 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM

1.3.1 Mối quan hệ nhân quả

Hệ thống đo lường sẽ tạo nên các mối quan hệ nhân - quả rõ ràng giữa các mục tiêu trong các phương diện khác nhau. Chuỗi quan hệ nhân - quả này nên được lan rộng trên cả bốn phương diện của thẻ cân bằng điểm. Ví dụ, chúng ta có thể hình dung chuỗi quan hệ nhân - quả giữa bốn phương diện của thẻ cân bằng điểm

nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chỉ số thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE) thông qua sơ đồ sau:

Hình 1.4: Mối quan hệ nhân quả giữa các phương diện trong thẻ cân bằng điểm với mục tiêu cải thiện chỉ tiêu ROCE

(Nguồn: Kaplan and Norton, 1996, trang 66) Thông qua sơ đồ trên, chúng ta nhân thấy rằng: chỉ số thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE) có thể được đo lường trong phương diện tài chính. Để nâng cao ROCE thì chúng ta cần phải mở rộng doanh thu bán hàng từ các khách hàng hiện tại. Mà điều này lại là kết quả của việc nâng cao lòng trung thành của các khách hàng hiện tại đến với các sản phẩm của công ty, được đo lường trong phương diện khách hàng. Do đó cần phải làm thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng, mà cụ thể là việc giao hàng đúng hẹn là một việc mang lại nhiều giá trị cao cho khách hàng. Cả hai chỉ tiêu này đều được thể hiện trong phương diện khách hàng của thẻ cân bằng điểm. Để làm được điều này, chúng ta cần phải cải tiến quy trình hoạt động và quy trình hoạt động nội bộ chất lượng cao để có thể rút ngắn thời gian sản xuất. Cả hai nhân tố này đều được thể hiện trong phương diện quy trình hoạt động kinh

doanh nội bộ. Mà điều này chỉ có thể đạt được khi chúng ta tăng cường đào tạo các kỹ năng cho nhân viên. Đây là một mục tiêu trong phương diện học phỏi và phát triển của thẻ cân bằng điểm.

Tuy nhiên trên thực tế không hẳn cứ tăng cường đào tạo thì thời gian sản xuất sản phẩm mới sẽ giảm đi, vì một kết quả được hình thành bởi nhiều nguyên nhân. Đây là lý do tại sao chúng ta phải cân nhắc và kết hợp nhiều yếu tố trong việc xây dựng các thước đo, đồng thời phải nhận diện thước đo nào có vai trị quyết định trong việc thực thi chiến lược.

1.3.2 Các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động

Thẻ cân bằng điểm của các tổ chức khác nhau đều có chung một số thước đo giống nhau như: khả năng sinh lợi, thị phần, sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên… Đây là những thước đo kết quả chủ yếu, dùng để đánh giá những mục tiêu giống nhau của nhiều tổ chức. Tuy nhiên, các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động là những thước đo mang tính đặc thù của một chiến lược cụ thể, một tổ chức cụ thể thì khơng giống nhau. Đây là những thước đo hiệu quả chủ yếu như: một phân khúc thị trường riêng biệt mà công ty đã lựa chọn, một quy trình kinh doanh nội bộ đặc trưng, hay một mục tiêu học tập và phát triển cụ thể nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu mà cơng ty đang nhắm tới thì hồn tồn khác biệt.

Các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động mang tính dẫn dắt, nó truyền đạt cho nhân viên cách thức hành động để đạt được kết quả mong muốn. Nó được đo lường với chu kỳ thời gian rất ngắn như hàng tuần, thậm chí hàng ngày nên cho phép tổ chức sớm dự đốn chiến lược có triển khai thành cơng hay khơng, để có biện pháp kịp thời điều chỉnh.

1.3.3 Liên kết với những mục tiêu tài chính

Các nhà quản trị ngày nay đều nhận thấy những thay đổi ngày càng gia tăng ở các tổ chức khi mà những mối quan tâm của họ đều tập trung vào các mục tiêu như: chất lượng, sự thỏa mãn của khách hàng, sự cải tiến trong quy trình hoạt

động,… Một số còn cho rằng nên bỏ hết các thước đo tài chính ra khỏi hệ thống đo lường của tổ chức vì với mơi trường cạnh tranh hiện nay mà yếu tố đi đầu là khách hàng và cơng nghệ thì những thước đo tài chính có ít tác dụng trong việc dẫn dắt tổ chức đi đến thành công. Họ nhấn mạnh rằng các nhà quản lý nên tập trung vào việc cải thiện sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm, chu trình thời gian và những kỹ năng của nhân viên. Khi tổ chức có những cải tiến cơ bản trong hoạt động thì những kết quả tài chính tự nó cũng được cải thiện.

Tuy nhiên, thẻ cân bằng điểm phải giữ lại sự nhấn mạnh về các kết quả tài chính như là: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trên vốn sử dụng, giá trị kinh tế tăng thêm… Mọi thước đo trong BSC chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích cuối cùng nếu khơng liên kết với kết quả tài chính. Nhiều tổ chức đã thu được kết quả rất tốt về các phương diện khách hàng, quy trình kinh doanh nội, học hỏi - phát triển nhưng khơng thu được kết quả tài chính như mong đợi. Điều này có thể do tổ chức đã nhìn nhận sai lầm về các chương trình cải tiến như mục đích tối hậu, chúng không được liên kết với các mục tiêu cụ thể để cải thiện hiệu quả hoạt động về mặt khách hàng, và cuối cùng là cải thiện kết quả tài chính. Cũng có thể các thước đo đã được xác định sai, nó khơng mang tính đại diện cho mục tiêu đề ra, hoặc khơng có mối quan hệ nhân quả để dẫn dắt đến kết quả tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thẻ cân bằng điểm là một trong những cơng trình nghiên cứu vĩ đại của giáo sư Robert S. Kaplan và David D. Norton vào thời gian đầu thập niên 1990. Công cụ quản lý này đã được đánh giá là một trong 75 ý tưởng có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX, đã được áp dụng vào thực tiễn ở rất nhiều các tập đồn, các cơng ty, các tổ chức trên toàn thế giới.

Thẻ cân bằng điểm được thiết lập nhằm chuyển tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp thành các mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi - phát triển. Bốn phương diên này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau dựa trên mối quan hệ nguyên nhân - kết quả nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá thành quả hoạt động cũng như việc quản lý chiến lược và truyền đạt thông tin. Đồng thời, cơng cụ này có thể đo lường, đánh giá thành quả mà từng bộ phận của doanh nghiệp đã đem lại từ những khách hàng hiện tại và tương lai.

Thẻ cân bằng điểm là sự cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, cân bằng giữa thước đo bên ngoài và nội bộ, cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được ở tương lai và quá khứ, cân bằng giữa những đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan. Thông qua BSC, doanh nghiệp có thể xây dựng và mở rộng năng lực hiện tại của mình thơng qua các hoạt động đầu tư vào con người, hệ thống xử lý kinh doanh nội bộ mà họ thấy cần thiết cho sự phát triển trong tương lai.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN AS

2.1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN AS 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển

Cơng ty TNHH Kiểm tốn AS (ASCO) được thành lập vào ngày 17 tháng 05 năm 2000. Nguyên tắc hoạt động của cơng ty TNHH Kiểm tốn AS là độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và bí mật kinh doanh của khách hàng.

Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, thương hiệu ASCO đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận, điều đó khơng chỉ được cơng nhận bằng sự tín nhiệm của khách hàng, mà cịn thơng qua các giải thưởng đạt được. Trong kế hoạch đào tạo nhân sự trẻ bổ sung cho nguồn nhân lực với tiêu chí chất lượng chun mơn đặt lên hàng đầu, công ty đã phối hợp thường xuyên với các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp kế tốn thơng qua các hình thức tài trợ thi học thuật, thi tài năng doanh nghiệp, thi vui để học... nhằm tìm kiếm các sinh viên giỏi, u thích nghề kiểm tốn để bổ sung nhân sự cho công ty.

Bằng sự tận tâm, tính chun nghiệp, cơng ty TNHH Kiểm tốn AS đã được sự tín nhiệm của nhiều doanh nghiệp, số lượng ký kết hợp đồng không ngừng tăng cao qua các năm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ kiểm tốn, tư vấn tài chính chuyên nghiệp ở Việt Nam, công ty tự hào về thành công trong việc cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu từng bước minh bạch hố và hồn thiện hệ thống tài chính kế tốn của mình.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Cơng ty TNHH Kiểm tốn đã có kinh nghiệm 13 năm cung cấp các dịch vụ về kiểm tốn báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn. Cụ thể như sau:

DN có vốn đầu tư trong nước DN có vốn đầu tư nước ngồi 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 35% 38% 46% 40% 29% 24% 20% 20% 15% 10% 8% 5% 3% 65% 62% 54% 60% 71% 76% 80% 80% 85% 90% 92% 95% 97% Dịch vụ kiểm tốn:

• Kiểm tốn báo cáo tài chính.

• Kiểm tốn vốn đầu tư và xây dựng cơng trình.

• Kiểm tốn và quyết tốn cơng trình xây dựng cơ bản.

• Kiểm tốn thơng tin tài chính.

• Kiểm tốn tn thủ luật thuế hoặc theo yêu cầu riêng biệt của doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn:

• Tư vấn về thuế, khiếu nại thuế, hồn thuế, miễn giảm thuế.

• Tư vấn về đánh giá, xử lý thơng tin tài chính.

Qua hơn 13 năm hoạt động, số lượng khách hàng của công ty ngày một tăng lên. Đồng thời, cơ cấu doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các đối tượng khách hàng cũng có sự thay đổi theo từng năm như sau:

Hình 2.1: Cơ cấu doanh thu theo khách hàng qua các năm.

Phòng kinh doanh 1 Phòng kinh doanh 2 Phòng nghiệp vụ 1 Phòng nghiệp vụ 2 Phòng nghiệp vụ 3 2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, cơng ty TNHH Kiểm tốn AS có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh với hơn 50 nhân viên. Cụ thể, cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận và phòng ban như sau:

Ban giám đốc Bộ phận kế

toán Bộ phận tư vấn kiểm toánBộ phận hành chínhBộ phận kinh doanhBộ phận

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu các bộ phận – phòng ban trong công ty

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của công ty năm 2012)

Ch

ức năng, nhiệ m v ụ c ủ a các phịng ban: Ban giám đốc

• Chịu trách nhiệm lên kế hoạch, điều hành và quản lý hoạt động của cơng ty.

• Sốt xét, ký báo cáo kiểm tốn.

• Thiết lập, đánh giá quy trình kiểm sốt chất lượng hoạt động kiểm tốn tại cơng ty.

• Rà soát việc thực hiện các hợp đồng kiểm tốn.

Bộ phận kiểm tốn

• Thực hiện cơng việc kiểm tốn theo sự phân cơng của ban giám đốc.

• Thiết lập kế hoạch kiểm tốn, trao đổi thơng tin với khách hàng.

• Chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện công việc kiểm tốn tại khách hàng.

• Báo cáo cơng việc thực hiện cho quản lý cấp trên.

• Kết hợp với bộ phận kinh doanh thực hiện việc khảo sát khách hàng.

• Giải đáp các thắc mắc và tư vấn cho khách hàng.

• Thực hiện việc nghiên cứu các chuyên đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo sự phân công của cấp trên.

Bộ phận kinh doanh

• Tìm kiếm, thu hút khách hàng mới.

• Thực hiện soạn thảo, ký kết các hợp đồng dịch vụ với khách hàng.

• Kết hợp với bộ phận nghiệp vụ tiến hành khảo sát khách hàng.

• Hỗ trợ ngoại ngữ tiếng Hoa cho bộ phận nghiệp vụ trong việc trao đổi với các chủ đầu tư là người Đài Loan, Trung Quốc.

• Tiến hành thu thập, khảo sát ý kiến từ khách hàng.

• Báo cáo tình hình kinh doanh cho Ban giám đốc.

• Thực hiện việc đối ngoại, trao đổi các thơng tin với khách hàng.

• Thực hiện tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho khách hàng nếu có thể.

Bộ phận tư vấn

• Thực hiện hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc có liên quan đến chuyên môn cho các bộ phận nghiệp vụ và bộ phận kinh doanh.

• Tham gia thực hiện các hợp đồng tư vấn thuế, tư vấn tài chính cho khách hàng có nhu cầu.

• Hỗ trợ các cấp quản lý trong việc tham khảo ý kiến chun mơn về kế tốn, kiểm tốn, thuế, tài chính,…

• Cung cấp các văn bản pháp luật cho các bộ phận trong cơng ty và khách hàng.

• Kết hợp với bộ phận nghiệp vụ và bộ phận kinh doanh trong việc chăm sóc khách hàng.

Bộ phận kế tốn

• Tổ chức thu thập, xử lý thơng tin, ghi chép số liệu và hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực, chế độ kế tốn Việt Nam.

• Tổng hợp, lập báo cáo tài chính cho Ban giám đốc và các cơ quan nhà nước.

• Thực hiện tổng hợp, lập các báo cáo nội bộ theo yêu cầu của Ban giám đốc.

• Tổ chức kiểm tra giám sát tình hình thu chi, quản lý sử dụng vốn và tài sản trong cơng ty.

• Kết hợp với bộ phận kinh doanh phân tích đánh giá kết quả hoạt đơng kinh doanh và tình hình tài chính của cơng ty cho Ban giám đốc.

• Tham mưu đề xuất các giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả, cung cấp và phân tích các thơng tin tài chính giúp lãnh đạo cơng ty đưa ra những quyết định về chính sách kinh tế tài chính phù hợp với điều kiện kinh doanh và định hướng phát triển của cơng ty.

Bộ phận hành chính

• Quản lý, tổ chức tuyển dụng nhân sự.

• Quản lý thực hiện và phổ biến các quy định trong cơng ty.

• Lập kế hoạch tổ chức đào tạo cho nhân viên.

• Thực hiện theo dõi việc thi đua, khen thưởng trong cơng ty.

• Báo cáo tình hình nhân sự trong cơng ty cho Ban giám đốc.

2.1.4 Cơng tác tổ chức tài chính kế tốn

Về chế độ, chính sách kế tốn áp dụng tại cơng ty:

• Công ty đang áp dụng luật kế toán, chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC và Thơng tư số 244/2009/TT-BTC.

• Niên độ kế tốn bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Kế toán trưởng

Kế toán tiền mặt

- TGNH Kế tốn cơng nợ- tiền lương Kế tốn TSCĐ - CCDC • Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo đường thẳng.

Về hình thức sổ kế tốn và các báo cáo:

• Cơng ty áp dụng hình thức kế tốn: nhật ký chung trên máy vi tính.

• Báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính.

• Báo cáo quản trị nội bộ gồm: - Báo cáo thu – chi hàng tháng

- Báo cáo tình hình cơng nợ phải thu – phải trả - Báo cáo phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Về cơ cấu tổ chức bộ phận kế toán:

Bộ phận kế toán của cơng ty bao gồm: kế tốn trưởng, kế tốn tiền mặt – tiền gửi ngân hàng, kế tốn cơng nợ - tiền lương, kế tốn tài sản cố định – cơng cụ dụng cụ.

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận kế tốn trong cơng ty

2.2THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AS

Để làm cơ sở cho việc thiết lập thẻ cân bằng điểm nhằm đánh giá thành quả

Một phần của tài liệu Ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w