Tháp nhu cầu Maslow

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing tại viện quản trị tri thức (Trang 27 - 33)

Mong muốn: là một nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ

văn hố và nhân cách cao của cá thể.

Yêu cầu: là mong muốn được kèm thêm điều kiện có khả năng thanh

tốn. Mong muốn chỉ trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ.

2.2.2. Sản phẩm:

Người ta thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của mình bằng sản phẩm. Thuật ngữ sản phẩm ở đây được hiểu là cả hàng hoá lẫn dịch vụ.

“Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua, sử dụng hay tiêu dùng”

Sản phẩm có thể là một vật cụ thể, hữu hình như chiếc xe, ngơi nhà… hay cũng có thể vơ hình như sức lao động, ý tưởng của con người…

2.2.3. Giá trị, chi phí và sự thoả mãn:

Giá trị: Giá trị chính là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng

mua thì người tiêu dùng bị phụ thuộc vào khả năng mua của chính họ.

Chi phí: là cái phải bỏ ra để có được một sản phẩm nào đó, có thể nói

chi phí là tổng số tiền khách hàng phải trả để mua và sử dụng được sản

phẩm. Người ta thường sẽ xem xét giá trị và giá cả của sản phẩm trước khi

đưa ra quyết định mua.

2.2.4. Trao đổi, giao dịch

Trao đổi: là hành vi trao và nhận một thứ gì đó mà cả hai phía đều

mong muốn. Trao đổi chỉ xảy ra khi thoả mãn đủ điều kiện sau: Ít nhất phải có hai bên; Mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị đối với bên kia;

Mỗi bên phải có khả năng tự giao dịch và chuyển giao hàng hố của mình;

Mỗi bên đều có quyền tự do chấp nhận hay khước từ lời đề nghị của bên kia; Và mỗi bên đều tin chắc là mình nên hay muốn giao dịch với bên kia.

Giao dịch: là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật

có giá trị giữa hai bên.

2.2.5. Thị trường:

Theo quan điểm các nhà Marketing, thị trường “bao gồm các cá nhân

hoặc tổ chức thích thú và mong muốn mua một sản phẩm cụ thể nào đó dể

nhận được những lợi ích thỏa mãn một nhu cầu, ước muốn cụ thể và có khả

năng tài chính cũng như thời gian để tham gia trao đổi này”.

Theo Philip Kotler, cha đẻ Marketing hiện đại, “thi trường là tập hợp

tất cả những người mua thật sự và người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ. các nhu cầu mong muốn của những người mua này sẽ được thỏa mãn thông qua các hoạt động trao đổi”.

2.3. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của doanh

nghiệp

2.3.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ (Kỹ thuật phân tích PESTE)

Yếu tố chính trị pháp luật: P (Political-Legal)

- Sự ổn định về chính trị: Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển.Việc gia nhập WTO, là thành viên của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội cho công ty tham gia vào thị

trường toàn cầu.

- Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhấp khẩu, các loại thuế

tiêu thụ, thuế thu nhập … ảnh hưởng tới doanh thu lợi nhuận của doanh

nghiệp.

- Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động,

luật chống độc quyền, chống bán phá giá…

- Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh

nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các

chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng…

Luật pháp Việt Nam hiện có chiều hướng được cải thiện, luật kinh

doanh ngày càng được hoàn thiện. Luật kinh doanh tác động rất nhiều đến tất

cả các doanh nghiệp nhờ khung pháp lý của luật pháp dưới sự quản lý của nhà

nước, các thanh tra kinh tế, tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi.

Yếu tố về kinh tế: E (Economic)

Các yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng vơ cùng lớn đến các doanh nghiệp.

Việt Nam là nước đang phát triển , thu nhập của người dân ngày càng được

Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng tới các doanh nghiệp là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế,

cán cân thanh tốn, chính sách tài chính và tiền tệ, lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân. Khi nền

kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư

mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh

tranh. Thông thường khi nền kinh tế sa sút thì cầu về tất cả các hàng hóa đều

giảm và do đó ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán ra và do đó gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu giảm trong điều kiện chi phí tăng hay không đổi cũng sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp.

Mức lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất trên thị trường tài chính có xu hướng tăng lên sẽ làm cho việc vay vốn của doanh nghiệp khó khăn và chính

việc tăng lãi suất là một yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp do chi phí trả lãi tăng.

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đối cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể tạo ra nguy cơ cho doanh nghiệp.

Lạm phát và chống lạm phát cũng là một chỉ tiêu quan trọng cần phải chú ý. Trên thực tế, nếu tỉ lệ lạm phát cao thì việc kiểm sốt giá cả và tiền cơng có thể khơng làm chủ được. Do đó cũng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, ảnh

hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Yếu tố văn hóa - xã hội: S (Social)

Để có thể thành cơng trong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà cịn phải biết khai thác

tất cả các yếu tố của mơi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố mơi trường

văn hóa xã hội.

Về sắc thái văn hóa, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa

chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hóa in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái

độ đối với hàng hóa , dịch vụ mà họ cần mua.

Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng được nâng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có

nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao.

Quy mơ dân số và tốc độ tăng dân số: Thông thường quy mô dân số của một quốc gia, của cùng, của khu vực, địa phương càng lớn thì báo hiệu một quy mơ thị trường lớn. Dân số tăng nhanh, chậm hay giảm sút là chỉ số báo

hiệu triển vọng tương ứng của thị trường.

Cơ cấu dân số: cơ cấu về tuổi tác, giới tính có tác động đến nhu cầu của

hàng hóa, dịch vụ cụ thể và đặc tính của nhu cầu.

Quy mơ gia đình ( số lượng gia đình, số con được sinh ra trong một gia đình…) tình trạng hơn nhân …Tốc độ đơ thị hóa thể hiện ở mức độ tập trung dân cư trong một vùng, di dân từ nông thôn lên thành thị… điều này tạo cơ

hội cho vùng này nhưng lại đem đến nguy cơ cho vùng khác.

Yếu tố về công nghệ: T (Technological)

Ngày nay yếu tố về cơng nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Cơng nghệ có tác động quyết

định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho

thị trường.

Việc phát minh ra các thiết bị, máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cu của

tựu đó vào sản xuất, quản lý bán hàng giúp các doanh nghiệp tạo ra lợi thế riêng cho mình. Sẽ cịn có nhiều cơng nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời, tạo ra các

cơ hội cũng như nguy cơ đối với các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp

nhất định.

Yếu tố về tự nhiên-môi trường: E (Environmental)

Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được

xem là những nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và

cịn có những ảnh hưởng nhất định dến hoạt động marketing của doanh

nghiệp đó.

Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí

hậu…ở trong nước cũng như từng khu vực.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó

cũng tác động theo cả 2 xu hướng: tích cực và tiêu cực.

Các yếu tố vĩ mô này tác động đến thị trường và hoạt động marketing của

doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp khơng thể tự kiểm sốt hoặc tác động

ngược lại các yếu tố này khi nó gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động

2.3.2. Phân tích mơi trường vi mơ (Kỹ thuật phân tích năm áp lực cạnh tranh của M. Porter)

Nguồn: M. Porter

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing tại viện quản trị tri thức (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)