Hỗ trợ về mặt sản xuất.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu việt nam (Trang 78 - 80)

II. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam.

1. Hỗ trợ về mặt sản xuất.

1.1. Chính phủ cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho CNTT nói chung và ngành cơng nghiệp phần mềm nói riêng. chung và ngành cơng nghiệp phần mềm nói riêng.

Một điều dễ thấy là các cường quốc về xuất khẩu phần mềm trên thế giới hiện nay đều có những chính sách mạnh mẽ để hỗ trợ về mặt cơ sở vật chất cũng như hạ tầng kỹ thuật cho ngành công nghiệp phần mềm nước họ. Như vậy, nếu doanh nghiệp doanh nghiệp phần mềm Việt Nam bước ra thương trường rộng lớn toàn cầu, đối mặt với những đối thủ này mà lại không nhận được những hỗ trợ từ phía Chính phủ thì các đối thủ đã giành được lợi thế cạnh tranh sẽ khơng khó khăn gì để vượt chúng ta.

Những hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp phần mềm có thể là mơi trường pháp lý thuận lợi, ổn định, có những hỗ trợ ưu đãi trong luật khuyến khích đầu tư trong nước. Chính phủ cần cụ thể hố việc cho phép công nghiệp phần mềm được hưởng các ưu đãi bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể để việc vận dụng luật không bị vướng mắc.

Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng của Nhà nước đối với CNTT còn là việc khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng các khu công nghệ phần mềm tập trung ở các thành phố lớn giúp phối hợp hoạt động với nhau để tạo nên sức mạnh tổng thể cho nền cơng nghiệp.

Như đã nói ở trên, cơ sở hạ tầng cho CNTT, công nghệ phần mềm không phải là đường xá cầu cống… mà là mạng Internet và các dịch vụ viễn thông khác. Hiện tại các chi phí này ở Việt Nam là quá cao so với thế giới và khu vực. Chính phủ cần phải triển khai chính sách giảm cước phí và các chi phí về viễn thơng và Internet cho các đơn vị sản xuất phần mềm và dịch vụ, đồng thời tạo sự thơng thống hơn trong việc truyền dữ liệu đi

quốc tế. Vì hiện nay, việc trao đổi dữ liệu qua Internet mới chỉ qua được một số cổng tại cửa ngõ Internet Việt Nam. Như vậy sẽ làm ách tắc việc trao đổi dữ liệu qua các phần mềm truyền thơng cần đến các cổng. Chính phủ nên tạo điều kiện để một số khu công viên phần mềm tập trung có đường kết nối trực tiếp với quốc tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên cho phép có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP), nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), dịch vụ ứng dụng (OSP) để từng bước xoá bỏ độc quyền, đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế của Internet Việt Nam cả về chất lượng và giá cả, đặc biệt giảm mức cước phí Internet Việt Nam bằng mức trung bình khu vực trong năm 2003.

1.2. Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo đảm bảo nguồn lực cho công nghiệp phần mềm thường xuyên cả về số lượng, trình độ và khả năng nghiệp phần mềm thường xuyên cả về số lượng, trình độ và khả năng ngoại ngữ.

Trong giai đoạn từ nay đến 2010, chính phủ cần có những biện pháp để duy trì số lượng sinh viên CNTT tăng trưởng 60% hàng năm (1), đảm bảo sinh viên tốt nghiệp CNTT1

có trình độ tiếng Anh tương đương 500 điểm theo hệ thi TOEFL, đạt trình độ lập trình theo tiêu chuẩn quốc tế.

Muốn vậy, chính phủ cần mở rộng các trung tâm đào tạo CNTT, có những khuyến khích đặc biệt như cấp học bổng cho sinh viên giỏi. Nhà nước nên có các Hiệp định hợp tác về đào tạo kỹ sư CNTT với các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển.

Ngoài ra UBND các tỉnh, thành phố nên phổ cập tin học và Internet trong các trường phổ thông, đầu tư xây dựng các khu đào tạo vườn ươm và phát triển phần mềm tại địa phương.

Vừa qua chính phủ đã khảng định chủ trương tiếp tục đầu tư cho CNTT, công nghệ phần mềm và cho biết sẽ mở rộng loại hình đào tạo văn

(1) Con số ày do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đ ưa ra trong Đại hội thành lậ

bằng 2 tin học cho các kỹ sư chuyen ngành khác trong thời gian tới. Đây có thể nói là một trong những biện pháp hỗ trợ về nguồn lực cho công nghiệp phần mềm Việt Nam.

Để phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ, nghiệp vụ cho xuất khẩu mềm cần phải xác định đây là đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn về tin học đồng thời cũng có khả năng nhất định về kinh doanh thương mại đặc biệt là trong môi trường quốc tế. Chính phủ cần đặt ra một giải pháp chiến lược cho đào tạo và nghiên cứu, ưu tiên các quỹ học bổng nước ngoài cho ngành CNTT và trước hết phải đảm bảo được các cơ sở vật chất tối thiểu cũng như một giáo trình giảng dạy chuẩn hố và đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn cao và kiến thức thực tế rộng.

1.3. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về thuế và các ưu đãi khác đối với các doanh nghiệp phần mềm mới hoạt động. đãi khác đối với các doanh nghiệp phần mềm mới hoạt động.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành những chính sách về thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phần mềm. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp mới tham gia sản xuất, cần phải được ưu đãi về thuế. Nhất là đối với các doanh nghiệp chuyên về phần mềm, có lúc gặp khó khăn, bế tắc trong thị trường cần phải được miễn, giảm thuế và các hỗ trợ khác .

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)