Triển vọng xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam 1 Xu hướng trên thế giới.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu việt nam (Trang 63 - 67)

1. Xu hướng trên thế giới.

Tưởng như sự phá sản của các công ty dotcon trong khu vực và sự tăng trưởng chậm lại của thị trường Mỹ sẽ giải phóng một đội ngũ nhân lực đơng đảo và do đó sẽ làm giảm bớt sự khủng hoảng nhân lực CNTT (IT) ở Châu á, nhưng sự thực châu lục này vẫn đang thiếu hụt nhân lực làm IT một cách nghiêm trọng. Với tốc độ tăng trưỏng bình quân hàng năm lên tới 30%, Châu á đang cần có một đội ngũ đông đảo các chuyên gia IT. Tất nhiên các quốc gia và công ty ở Châu á hiện không thiếu người thiết kế hay biên tập nội dung Website, mà là những lập trình viên, nhà phân tích hệ thống, nhà quản lý cơ sở dữ liệu và quản lý dự án, những người lao động có kỹ năng mà các cơng ty rất cần để có những sản phẩm mới hơn, tốt hơn, sử dụng những cơng nghệ hiệu quả hơn và có giá thành hạ hơn. Singapore mỗi năm chỉ đào tạo được 2.500 kỹ sư IT, trong khi đó họ có thêm 10.000 chỗ làm về IT hàng năm. Hàn Quốc cần 100 nghìn kỹ sư IT mỗi năm nhưng chỉ đào tạo được 48.000 người. Nhật Bản cần 200.000 kỹ sư IT mỗi năm, nhưng con số khơng chính thức dự tính lên tới 500 nghìn, đấy là chưa tính nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hồng Kông cần 4000 kỹ sư IT mỗi năm, nhưng tới 60% các cơng ty cần người lại khơng tìm được người theo yêu cầu, và đây cũng là một vấn đề chung của nhiều nước Châu á.

Để giải quyết tình trạng trên các quốc gia và các cơng ty IT Châu á đang áp dụng một số biện pháp khác nhau. Một số nuớc mong chờ nguồn cung kỹ sư IT sẽ tăng lên do khủng hoảng các công ty dotcom trên thế giới và sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ sẽ tạo ra một đội ngũ làm IT thất nghiệp

để họ thuê, nhưng đây là biện pháp quá thụ động và khơng chắc chắn, vì thương mại điện tử chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển, còn nền kinh tế Mỹ hồn tồn có thể phục hồi nay mai.

Một số nước áp dụng biện pháp cải cách hệ thốngvà chương trình đào tạo kỹ sư IT để rút ngắn thời gian đào tạo mà vẫn có được những kỹ sư tương lai có khả năng sáng tạo cao.

Một số công ty, chủ yếu là các công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng Internet, đã tranh thủ thuê ngay những kỹ sư vừa mới mất việc làm do công ty dotcom hay một công ty của Mỹ bị phá sản hay khủng hoảng. Nhiều giám đốc công ty lại rất tích cực đến các trường đại học để khuếch trương tên tuổi công ty, thu hút sự quan tâm của sinh viên giỏi để tuyển dụng họ sau khi họ tốt nghiệp.

Một số khác, nhất là những cơng ty lớn có tiềm lực về tài chính của Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc … sẵn sàng trả lương cao cho các kỹ sư IT nuớc ngoài, gây ra hiện tượng chảy máu chất xám ngay tại Châu á, nhất là với Trung Quốc, ấn Độ và Philippines.

Một giải pháp khác của nhiều công ty IT là outsourcing, theo đó cơng ty đi th nhân cơng bên ngồi và trở thành khách hàng của các cơng ty phần mềm.

Xu hướng hiện nay là tìm kiếm các quốc gia có chi phí sản xuất phần mềm mềm rẻ. Việt Nam được chú ý nhiều hơn trong những năm gần đây nhờ lợi thế này. Việt Nam được đánh giá là nơi chi phí sản xuất phần mềm thấp hơn Trung Quốc và ấn Độ.

Mặc dù có được lợi điểm vì là một nước nổi tiếng có nhiều cơ sở phát triển phần mềm của các công ty CNTT hàng đầu, hiện nay vị trí của Singapore đang dần bị Trung Quốc, ấn Độ và gần đây nhất là Việt Nam cạnh tranh. Các nhà khổng lồ về CNTT như Cisco, IBM, Nortel Networks và Sony đã tiến hành các dự án gia công phát triển phần mềm tại Việt Nam,

hoặc trực tiếp hoặc qua con đường trung gian của các công ty phát triển phần mềm tại chỗ đặt tại Mỹ và Châu Âu. Theo dự đốn có khoảng 30 Công ty phát triển phần mềm đang hoạt động ở Việt Nam. Các nhà quan sát cũng cho rằng phát triển phần mềm ở Việt Nam rẻ gấp 90 lần so với ở Mỹ, và khoảng 1/3 đến 1/7 so với ấn Độ. Tuy ở Việt Nam đường truyền vẫn cịn hạn chế và giá cả cao, các cơng ty phần mềm ở Việt Nam có được lợi điểm là liên kết được chặt chẽ các nhóm làm việc theo dự án trong nhiều tháng liền. Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đầu tư vào “vũ đài” CNTT bằng những chính sách thơng thống với mục tiêu đạt được 500 triệu Mỹ kim đến năm 2005 trong tổng sản phẩm quốc nội hàng năm. Với những lợi thế như trên, Việt Nam thực sự trở thành một đối thủ đáng gờm của các trung tâm CNTT Châu á, đặc biệt là Singapore.

2. Triển vọng của Việt Nam trong xuất khẩu phần mềm.

Lợi thế về giá cả, lực lượng lao động chất lượng cao tại chỗ … là những lý do làm cho Việt Nam trở thành một trong những trung tâm gia công phần mềm quan trọng nhất Châu á. Không phải là một trong những con rồng Châu á nên Việt Nam cũng đã may mắn không lâm vào cơn lốc khủng hoảng kinh tế ở khu vực này. Nhờ vậy mà Việt Nam đang sẵn sàng bước vào cuộc chơi. Nếu muốn khảo sát để tìm các sản phẩm kỹ thuật cao ở một số nước Châu á thì Việt Nam chính là nơi bạn cần quan tâm. Ngành cơng nghệ thông tin đang thay đổi từng ngày từng giờ. Tăng trưởng hàng năm của ngành này vào năm 2004 theo dự tính sẽ đạt được 23%. Nhà nước đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để công nghệ thông tin sẽ trở thành một ngành mũi nhọn trong một ngày không xa. Các công viên phần mềm lần lượt ra đời như Hào Lạc, Quang Trung, các công ty phần mềm trong nước mọc lên rầm rộ, các cơng ty nước ngồi đang đổ vào Việt Nam… đó là minh chứng cho một ngành công nghiệp công nghệ thông tin nhiều triển vọng và đang lớn mạnh.

Chuyến viếng thăm TP HCM của đoàn CNTT Hoa Kỳ là một dấu hiệu cho thấy thế giới đã bắt đầu nhìn nhận Việt Nam như một trung tâm phát triển phần mềm từ xa với kỹ thuật cao. Với việc chính quyền thành phố đang trải thảm đỏ thu hút các dự án đầu tư về công nghệ phần mềm, các công ty lớn trong lĩnh vực này của Hoa Kỳ như Borland&Fonix Corp đã có mặt trong đồn nhân dịp này để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Hiện tại đã có gần 30 cơng ty phát triển phần mềm lớn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như Nortel, IBM, Bayer, Sony, Cisco và Anheuser Bush. Phát triển phần mềm ở Việt Nam có nhiều lợi thế hơn cả các nước khác ở Châu á vì giá thành rẻ hơn gấp nhiều lần. Bên cạnh đó trình độ kỹ thuật cao, khả năng làm việc tập thể tốt và bản tính cần cù siêng năng của kỹ sư Việt Nam là những yếu tố quan trọng làm thay đổi quyết định của các nhà đầu tư.

Alex Pierson, Phó chủ tịch tập đồn viễn thơng Nortel Networks cho biết: “Việt Nam không phải là nơi chỉ để phát triển một dự án rồi thôi. Đối với thị trường mới nổi này, chúng ta cần tiếp cận dựa trên nền tảng chiến lược từ trung hạn đến dài hạn.” Ơng cịn nói rằng: “Những nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp nên tìm một đối tác trong thị trường mới nổi như ở Việt Nam”. Năm 1997, Nortel đã bắt đầu làm việc với TMA, một công ty phát triển phần mềm tư nhân lớn nhất Việt Nam với hơn 100 lập trình viên kỹ thuật.

Theo ông Đinh Đức Hữu, một nhà khoa học về nguyên tử và hiện đang là Chủ tịch giám đốc điều hành công ty ATI của Mỹ: “Sự thiếu hụt của thế giới về nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thơng tin sẽ kéo dài ít nhất là 5 năm nữa. Đó là một cơ hội quý giá để Việt Nam có thể xuất khẩu chất xám của mình sang các nước phát triển như Mỹ, Đức, Canada, Nhật Bản hay úc”,

Triển vọng của Việt Nam thể hiện ngay trong việc TMA Solution, một công ty phần mềm tại TP HCM đã đánh bại hai đối thủ nặng ký của ấn

Độ trong một cuộc đấu thầu để giành được hợp đồng gia công phần mềm cho công ty công nghệ cao tại Mỹ mang tên Critcal Path. Hợp đồng được thực hiện trong 6 tháng, với nội dung giúp người sử dụng điện thoại khơng dây có thể truy cập Internet một cách tiện lợi.(1)

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)