III. Khó khăn và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam
5. Khó khăn về nhân lực.
Tác giả chiếc máy tính cá nhân đầu tiên là một người Việt và hiện nay có khoảng 50 nghìn người Việt đang làm việc trong lĩnh vực tin học trên thế giới và trong đó có khoảng 10 nghìn người đang làm việc cho thung lũng Silicon - khu vực sản xuất phần mềm nổi tiếng của Mỹ. Tuy nhiên khơng thể nói rằng chúng ta đủ nhân lực để đi vào lĩnh vực phần mềm. Trong một báo cáo gần đây, ông Nguyễn Trọng, Chủ tịch hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Cơng viên phần mềm Quang Trung trong những năm tới sẽ thu hút khoảng 20 nghìn lao động có kỹ thuật và tay nghề trong lĩnh vực tin học. Nhưng hiện nay hệ thống 7 khoa CNTT
trọng điểm của 42 trường Đại học trên cả nước mỗi năm chỉ đào tạo được 350 kỹ sư, cử nhân CNTT hệ chính quy. Đã vậy các kỹ sư, cử nhân này đều phải được đào tạo lại, đào tạo thêm mới tiếp cận được công việc cụ thể. Nguyên nhân của thực trạng này là do các chương trình đào tạo CNTT ở các trường đại học hiện nay chưa phù hợp với thực tiễn sản xuất và chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác thực tế. Mặt khác do hạn chế về năng lực chuyên ngành và chuyên sâu nên chỉ bó hẹp và loanh quanh trong tin học căn bản, nên thực tế là các kỹ sư cử nhân chỉ làm được công việc trợ giúp cho người khác mà khơng tự mình sáng tạo ra được các sản phẩm tin học. Một nghịch lý phổ biến hiện nay là những người giỏi tin học thì hầu hết thiếu kiến thức và thực tiễn về xây dựng và ngược lại.