II. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam.
2) Con số tổng hợp từ nhiều nguồ n: Báo Sài Gòn tiếp thị năm 2002, Tạp chí PC World, Tạp chí Tin Học và Đời số
để thực hiện các dự án công nghệ cao của họ, tiến tới làm chủ các cơng nghệ chính, xâm nhập thị trường thế giới trong tương lai.
1.3. Tạo dựng cơ sở hạ tầng tốt cho sản xuất phần mềm .
Các doanh nghiệp làm phần mềm chuyên nghiệp nên có đường truyền riêng cho mình để tiện cho sản xuất và trao đổi thơng tin quốc tế. Doanh nghiệp phần mềm cũng nên tập trung vào các khu cơng nghệ phần mềm do chính phủ xây dựng để đưa hoạt động sản xuất vào nếp sống đồng thời tận dụng những lợi thế về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của các khu công nghiệp này. Lợi thế của khu công nghệ phần mềm tập trung là hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, các đường liên lạc quốc tế trực tiếp có tốc độ cao nhằm giảm thiểu thời gian truyền dữ liệu thơng qua đó giảm bớt chi phí cho người sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng của dịch vụ mà nhà sản xuất cung cấp cho khách hàng nước ngoài.
Ngồi ra khu cơng nghệ phần mềm tập trung có lợi thế là tính khép kín của một hệ thống với chức năng đồng bộ bao gồm từ sản xuất, thương mại đến xuất nhập khẩu, đào tạo và nghiên cứu, triển lãm, tiếp thị, tổ chức hội thảo, hội nghị, giải trí, dịch vụ y tế, dịch vụ ăn uống, mua sắm và dịch vụ nhà ở cho đến các chức năng quản lý bao gồm cả trong lĩnh vực CNTT của các thành phố lớn, của các nước và các khu công nghệ phần mềm lớn trên thế giới.
Hơn nữa, sự đặc biệt về không gian, địa điểm, sự biệt lập tập trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt tình hình phát triển của ngành công nghiệp phần mềm, dễ dàng tiếp cận với tiến bộ của khoa học cơng nghệ, đơn giản hóa các khâu như làm thủ tục hải quan, xin các giấy tờ cần thiết theo quy định của phấp luật khi tiến hành xuất khẩu bởi tất cả đều đã được quy về một mối để quản lý.
Các doanh nghiệp tham gia vào khu phần mềm tập trung còn được hưởng hệ thống dịch vụ phong phú với chất lượng cao và chi phí thấp. Với sự hỗ trợ của Nhà nước đối với khu công nghiệp phần mềm, các thành viên
được hưởng mức giá thuê văn phòng, nơi làm việc và giá dịch vụ Internet thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp ngồi khu.
Tóm lại, trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất phần mềm xuất khẩu, có những việc doanh nghiệp tự mình làm được nhưng phần lớn phải có sự hỗ trợ cơ bản từ phía Nhà nước. Việc hàng loạt các khu công nghệ phần mềm ra đời trong thời gian gần đây là một giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho cơng nghiệp phần mềm của chính phủ. Việc tham gia vào các khu này là giải pháp của doanh nghiệp để có một cơ sở hạ tầng tốt cho sản xuất phần mềm của doanh nghiệp mình.
1.4. Quản lý chất lượng sản phẩm theo quy trình quốc tế.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị chất lượng trong việc thiết lập và vận hành các quy trình sản xuất phần mềm sẽ tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian hoàn thành dự án cũng như giảm thiểu lỗi của sản phẩm .
Một quy trình sản xuất có chất lượng phải được gắn liền với một quy trình quản trị chất lượng. Quy trình chất lượng là nhằm đảm bảo cho quy trình sản xuất đạt được các mục tiêu chất lượng một cách ổn định. Hiện nay các hệ thống tiêu chuẩn phổ biến có thể giúp cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CNTT thiết lập, vận hành và cải tiến các quy trình quản lý chất lượng bao gồm hệ tiêu chuẩn ISO 9000 và CMM
Hệ thống ISO 9000 là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế đặc tả những đòi hỏi cho hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống này được dùng làm chuẩn để đánh giá quy trình quản lý chất lượng của một tổ chức đối với chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ khác cho khách hàng. ISO 9000 được đề cập đến như một tiêu chuẩn nhằm chứng minh khả năng đảm bảo chất lượng của nhà cung cấp cho thiết kế và cung ứng sản phẩm. Theo hệ thống tiêu chuẩn này, chất lượng sản phẩm đạt được sẽ thoả mãn các điều kiện như sau:
* Đạt và duy trì liên tục chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu khách hàng.
* Chứng tỏ được quy trình quản lý cho phép đạt được và duy trì chất lượng mong đợi.
* Chứng minh cho khách hàng thấy được sản phẩm hay dịch vụ đang hoặc sẽ đạt được chất lượng mong đợi.
Hệ thống này là tiêu chuẩn quản lý chất lượng chung cho tất cả các lĩnh vực công nghệ, riêng trong công nghiệp CNPM, tài liệu ISO 9000 - 3 là bản hướng dẫn việc áp dụng ISO 9000 trong tài liệu phát triển, cung cấp và bảo trì phần mềm.
Mơ hình CMM (Software Engineering Capabilitty Maturity Model) do Viện Công nghệ phần mềm của Mỹ (Sofwave Engineering Institute) phát triển. Đó là mơ hình mơ tả các thành phần chủ yếu của một quy trình quản trị chất lượng trong cơng nghệ phần mềm .
Mơ hình CMM đưa ra các hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết về việc thiết lập hệ quản trị chất lượng trong công nghiệp phần mềm. Hơn nữa, nguồn tài liệu về mơ hình CMM cũng như các phương pháp tiến hành cài đặt tương đối phong phú và có thể truy cập miễn phí qua mạng Internet tại địa chỉ của Viện Công nghệ phần mềm Mỹ: www. sei. cmu . edu.
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có duy nhất công ty FPT đạt chứng chỉ CMM cấp độ 4.
Mặc dù hai hệ thống tiêu chuẩn này cùng nằm mục đích hướng dẫn các tổ chức có được một quy trình quản lý chất lượng nhưng giữa chúng có những điểm khác biệt và hai hệ thống này hoàn toàn độc lập với nhau. Hệ thống ISO 9000 mang tính chất quốc tế trong khi đó hệ thống CMM thiết lập bởi Viện cơng nghệ phần mềm Mỹ chỉ mang tính quốc gia và khu vực. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là hệ thống CMM đang ngày càng được
quốc tế hoá và xu thế hiện nay là áp dụng mơ hình này cho các hệ quản trị chất lượng trong công nghiệp phần mềm.
Như vậy, nếu công nghiệp phần mềm nước ta muốn hướng ra thị trường thế giới cần có những chứng chỉ nêu trên. Cụ thể nếu muốn hướng vào thị trường Bắc Mỹ thì cũng nên lấy mơ hình CMM làm chuẩn để xây dựng các quy trình quản trị chất lượng phần mềm. Còn trong trường hợp trọng tâm thị trường của doanh nghiệp là các nước Châu Âu và các khu vực khác trên thế giới thì việc áp dụng hệ tiêu chuẩn ISO vào quy trình sản xuất phần mềm là không thể thiếu trong chiến lược hoạt động của công ty.
Việc áp dụng các hệ thống quản trị chất lượng ISO và CMM là giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm phần mềm, nâng cao uy tín của ngành cơng nghiệp phần mềm Việt Nam với các đối tác trong và nước ngoài.