Thực chất của hoạt động xuất khẩu phần mềm hiện nay.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu việt nam (Trang 35 - 39)

II. thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam

1. Thực chất của hoạt động xuất khẩu phần mềm hiện nay.

Điểm khác biệt nổi bật của xuất khẩu phần mềm với xuất khẩu hàng hố thơng thường là ở chỗ các sản phẩm phần mềm là vơ hình. Chính đặc điểm này của đã quyết định và hình thức cũng như tính chất của các giao dịch mà ở đó phần mềm là đối tượng trao đổi.

Hiện nay có các hình thức xuất khẩu phần mềm phổ biến là:

* Xuất khẩu lao động (Onsite Service): Đây là hình thức xuất khẩu mà

sau khi ký hợp đồng, người xuất khẩu trực tiếp đến làm việc tại cơ sở của khách hàng theo các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Thực chất của hoạt động này là người xuất khẩu tiến hành cung cấp dịch vụ ngay tại cơ sở của người mua là các khách hàng nước ngoài.

* Xuất khẩu dịch vụ - hay còn gọi là gia công phần mềm cho nước ngoài (Software Outsourscing): Theo hình thức người xuất khẩu là các

công ty phần mềm trong nước thực hiện viết chương trình phần mềm theo đơn đặt hàng của khách hàng (có thể từng phần hay tồn bộ chương trình) ngay tại cơ sở của mình. ở hình thức này, sản phẩm khơng mang thương hiệu của nhà sản xuất, bản quyền của sản phẩm trong trường hợp này thuộc về khách hàng nước ngoài. Hiện ở Việt Nam hình thức này chiếm đa số.

* Xuất khẩu sản phẩm: Là hình thức mà cơng ty phần mềm trong

nước dựa trên các kết quả phân tích và nghiên cứu thị trường của mình, lựa chọn sản phẩm một số sản phẩm phần mềm trọn gói rồi bán cho khách hàng nước ngồi. Theo hình thức này, cơng ty phần mềm Việt Nam phải chịu trách nhiệm tồn bộ từ phân tích hệ thống, viết chương trình sơ bộ, chương trình chi tiết, chạy thử, giao hàng, cài đặt và bảo hành cho sản phẩm của mình. Trong trường hợp này bản quyền, thương hiệu sản phẩm thuộc về nhà sản xuất là các công ty phần mềm .

Dưới đây là sơ đồ các bước hoàn thiện một sản phẩm phần mềm trọn gói (1)-

Sơ đồ 2: Chu kỳ hoàn thiện sản phẩm phần mềm trọn gói.

Bước 1: Nhận định ý tưởng

Bước 2: Dự đoán khả thi

Bước 3: Phân tích hệ thống

Bước 4: Thiết kê sơ bộ

Bước 5: Thiết kế chi tiết

Bước 6: Mã hoá

Bước 7: Chạy thử chương trình

Bước 8: Bỏ hành và hỗ trợ kỹ thuật

Hình thức xuất khẩu lao động không mang lại nhiều ngoại tệ bằng hình thức gia cơng phần mềm và hình thức xuất khẩu sản phẩm vì dù không phải bỏ vốn và địi hỏi cơng sức nhiều, chỉ làm theo ý tưỏng của khách hàng nhưng chỉ là bán với sức lao động thuần tuý. Mà với điều kiện và môi trường phát triển công nghệ phần mềm tốt như hiện nay thì chúng ta nên trực tiếp sản xuất phần mềm để bán hay ít ra cũng thực hiện là một số bước trong chu trình thực hiện sản phẩm nêu trên bằng chính sức mình tại cơ sở của mình. Tuy nhiên, để sản xuất và xuất khẩu phần mềm trọn gói địi hỏi cơng ty phần mềm khơng chỉ có đội ngũ lập trình viên giỏi mà cần giỏi cả về khả năng phân tích hệ thống, quản lý dự án, phân tích thị trường, phân phối sản phẩm. Hiện nay, dù có nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có khả năng lập trình tốt nhưng hầu hết lại yếu về khả năng phân tích hệ thống, quản lý dự án, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nên khó tồn tại trước nạn vi phạm bản quyền. Thực trạng này khiến nhiều nhà sản xuất đành ngậm ngùi chọn giải pháp gia công phần mềm cho nước ngoài.

Như đã đề cập ở trên, gia công phần mềm là việc công ty phần mềm trong nước theo các yêu cầu đặc tả của khách hàng mà làm ra sản phẩm phần mềm và nhận chi phí gia cơng. Vì khách hàng là các công ty phần mềm nước ngồi, sử dụng hình thức này như một biện pháp giảm chi phí, rút ngắn thời gian cho dự án nhờ phân chia công việc hợp lý, cho nên công việc giao cho các công ty phần mềm Việt Nam nhiều khi chỉ đơn thuần là giải một bài tốn hay cũng có thể một bộ phận của một chương trình phần mềm lớn. Nếu như khối lượng cơng việc tương đối lớn, khách hàng có thể có hỗ trợ tài chính nhất định. Bên đặt gia công thường yêu cầu bên nhận gia công sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó để làm phần mềm, có khi khơng u cầu gì. Thơng thường, nếu là một ngơn ngữ thơng dụng và bên nhận gia cơng đã có sẵn ở cơ sở mình, thì bên nhận gia cơng sử dụng ngơn ngữ đó theo yêu cầu khách hàng. Nếu đây là một ngôn ngữ đặc biệt mà bên

nhận gia cơng chưa có thì bên đặt gia cơng sẽ cung cấp cho bên nhận gia công, bên nhận gia cơng tự tìm hiểu ngơn ngữ và tiến hành cơng việc theo yêu cầu của khách hàng.

Không giống như trường hợp gia cơng các hàng hố hữu hình thơng thường, trong gia cơng phần mềm khơng có việc bên đặt gia cơng cung cấp nguyên liệu thô cho bên nhận gia cơng. Do vậy tồn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật như máy tính, đường truyền Internet… các công ty phần mềm nhận gia cơng phải tự mình trang bị trước.

Ưu điểm nổi bật của hình thức này là người xuất khẩu khơng phải lo đầu ra cho sản phẩm, không phải lo khâu thiết kế và tạo lập ý tưởng về sản phẩm, không phải đầu tư vốn vào sản phẩm. Trên tầm vĩ mơ thì gia cơng phần mềm cịn giúp nước nhận gia cơng khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước đồng thời tiếp cận với công nghệ mới và bước đầu nắm bắt thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của gia công phần mềm xuất khẩu là bên nhận gia công không giữ được bản quyền sản phẩm và sản phẩm không mang thương hiệu của bên nhận gia công. Cho dù sản phẩm làm ra có tốt, tiện ích lớn thế nào thì cũng khơng đem lại danh tiếng trực tiếp cho người sản xuất. Hơn nữa bên nhận gia công lại phải thụ động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong đa số các trường hợp người nhận gia cơng chỉ thu được phần phí gia cơng rất nhỏ so với giá trị của sản phẩm cuối cùng bán ra.

Hiện nay tuy đã có một số cơng ty phần mềm sản xuất để bán cho khách hàng trong và ngoài nước, nhưng phần lớn doanh thu xuất khẩu phần mềm là doanh thu từ hoạt động gia công phần mềm xuất khẩu.

Tóm lại, ở một khía cạnh nào đó có thể nói, thực chất của hoạt động xuất khẩu phần mềm hiện nay là gia công phần mềm xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)