Đẩy mạnh xuất khẩu phần mềm thương hiệu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu việt nam (Trang 73 - 78)

II. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam.

2. Đẩy mạnh xuất khẩu phần mềm thương hiệu Việt Nam.

2.1. Gắn thương hiệu Việt Nam cho phần mềm Việt Nam.

Để có phần mềm thương hiệu Việt Nam khơng những địi hỏi doanh nghiệp phải là doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện tồn bộ các quy trình sản xuất phần mềm trọn gói (1), mà doanh nghiệp cần phải gắn thương hiệu cho sản phẩm phần mềm của mình. Điều đó giúp sản phẩm tiện giao dịch trên thị trường, giúp người tiêu dùng là các khách hàng trong và ngoài nước nhận dạng sản phẩm một cách nhanh chóng nhất. Thương hiệu cịn khẳng định chất lượng của doanh nghiệp phần mềm, giúp cho doanh nghiệp được biết đến nếu thực sự chất lượng của phần mềm là tốt.

Để ngăn ngừa việc đánh cắp thương hiệu, nhãn hiệu và chống tệ làm hàng giả, bước đầu thông báo cho nhiều người biết doanh nghiệp kinh doanh và sản phẩm mang nhãn hiệu đó là sản phẩm đạt chất lượng tốt đã được Nhà nước thừa nhận; đồng thời thúc đẩy cho các hoạt động của doanh nghiệp như tuyên truyền quảng cáo, thương mại hóa sản phẩm mang thương hiệu đó, thâm nhập vào thị trường và mở rộng thị trường …

doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của mình của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Vấn đề quan trọng việc đăng ký thương hiệu cho phần mềm là để tránh được nạn copy sao chép, vi phạm bản quyền đang hoành hành trong nước cũng như trên thế giới. Biện pháp hữu hiệu là đăng ký thương hiệu hàng hoá để được bảo hộ khi bị vi phạm. Nếu các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam muốn làm ăn lâu dài, muốn có thị trường xuất khẩu thì đăng ký thương hiệu là một bước trong chiến lược kinh doanh. Nếu chúng ta không làm tốt việc đăng ký thương hiệu thì khơng những thua ngay trên sân nhà mà còn chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia vào thị trường thế giới cũng như hội nhập khu vực. 1

Như vậy, việc đăng ký thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp là vấn đề sống còn để doanh nghiệp tồn tại, phát triển cũng như hội nhập với khu vực và thế giới.

Vấn đề gắn thương hiệu thế nào cho phần mềm Việt Nam cũng là vấn đề đáng bàn. Vì phần mềm là một sản phẩm vơ hình, mang tính dịch vụ nhiều hơn nên khơng đơn giản như việc gắn thương hiệu nhãn mác cho một sản phẩm hàng hố thơng thường. ý kiến cho rằng, để người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu của mình, doanh nghiệp trong nước phải từ bỏ thói quen gắn thương hiệu sản phẩm với tên doanh nghiệp. Nghĩa là tên doanh nghiệp và thương hiệu phần mềm là khác nhau. Mỗi phần mềm có một thương hiệu riêng. Như vậy một doanh nghiệp có nhiều thương hiệu tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm phần mềm làm ra. Ví dụ: trường hợp, một doanh nghiệp cho ra nhiều dòng sản phẩm với thương hiệu ấn tượng như Deawoo có Matiz, Lanos, Leganza; Ford có Laser, Deluxe, Escape.

Cũng có thể dẫn ra nhiều trường hợp khác, một doanh nghiệp có nhiều chủng loại sản phẩm chỉ với 1 thương hiệu, mà thương hiệu này trùng với tên doanh nghiệp: tất cả các loại gạch block, gạch bê tông lát

đường, gạch trồng cỏ đều mang một thương hiệu VCON (tên giao dịch thương mại của công ty Liên doanh Hicrret-Việt Sơn) chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, các loại nước khoáng thiên nhiên chỉ mang một tên Vĩnh Hảo. Có thể kể thêm các loại ổ cắm điện, dây cáp, ổn áp chỉ mang tên Lioa. Nhìn rộng ra thế giới, hãng thời trang nổi tiếng Milano của Italia tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm như quần áo, kính đeo, thắt lưng, túi xách phụ nữ giầy dép… nhưng chỉ đóng một nhãn hiệu Milano; Các hãng Pierre Cardin, St Loren… có từ hàng trăm năm nay, phát triển đến hàng trăm dòng sản phẩm nhưng cũng chỉ có một thương hiệu chùng với tên của hãng. Thế giới biết đến Milano, Piere Cardin, St Loren… như những thương hiệu thành công, và rất mạnh .

Cũng có nhiều lý do buộc doanh nghiệp phải dựng nhiều thương hiệu cho mỗi dòng sản phẩm, hoặc nhiều thương hiệu con trong một dòng sản phẩm nhưng khơng có nghĩa là những thương hiệu này sẽ "nuốt" mất thương hiệu gốc - tên doanh nghiệp.

Về ý kiến bản thân, phải chăng chúng ta nên xem xét trường hợp Hiệp hội xuất khẩu len sợi úc, họ tập trung các sản phẩm len sợi và gắn thương hiệu và nhãn mác chung cho sản phẩm đó sau khi kiểm tra chất lượng hàng hố theo tiêu chuẩn chung của tồn Hiệp hội. Khách hàng, khi thấy biểu tượng Hiệp hội này, lập tức nhận ra hàng len sợi của úc và tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm. Thương hiệu của Hiệp hội này không chỉ tạo được uy tín với khách hàng trong nước mà cịn với cả khách hàng quốc tế.

Nói tóm lại, việc xây dựng một hay nhiều nhãn hiệu cho nhiều dòng sản phẩm hay việc xây dựng một thương hiệu mà thương hiệu ấy lại trùng với tên doanh nghiệp … là tuỳ thuộc vào chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và tuỳ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay chúng ta đã có Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm, thiết nghĩ việc tạo một thương hiệu chung cho toàn bộ sản phẩm phần mềm của các doanh nghiệp

thành viên của Hiệp hội sẽ tạo nên biểu tượng của sự đoàn kết của sức mạnh tập thể, sự đảm bảo về chất lượng của phần mềm Việt Nam và dễ tạo dựng được uy tín trên trường quốc tế hơn.

2.2. Quảng bá, giới thiệu phần mềm Việt Nam với thị trường thế giới, tìm đầu ra cho phần mềm xuất khẩu. giới, tìm đầu ra cho phần mềm xuất khẩu.

Các doanh nghiệp phần mềm có lợi thế đặc biệt về khả năng ứng dụng các công cụ trợ giúp hoạt động kinh doanh của ngành CNTT cho nên việc đẩy mạnh chiến lược tiếp thị thông qua mạng Internet cần phải được coi là biện pháp chiến lược để doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng nước ngoài. Để đẩy mạnh chiến lược tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm thông qua mạng Internet, doanh nghiệp phần mềm nên tập trungvào các biện pháp như:

* Nghiên cứu các thị trường lớn, xác định khách hàng mục tiêu, tăng lượng truy cập của khách hàng vào Website của công ty. Muốn vậy, yêu cầu khách hàng đầu đối với việc thiết kế trang chủ là phải tạo được lượng khách truy cập vào địa chỉ của công ty. Như vậy doanh nghiệp phải đăng ký vào các danh bạ điện tử đồng thời liên kết với các trang chủ có liên quan đến phần mềm nhằm mục đích trao đổi khách hàng đến thăm để tăng lượng truy cập. Những liên kết này là những cửa mở để khách hàng có thể dễ dàng di chuyển giữa các trang chủ, nhờ đó lượng khách hàng truy cập vào trang của công ty sẽ tăng lên đáng kể. Việc công ty đăng ký vào các danh bạ điện tử có uy tín cũng là biện pháp quảng cáo hữu hiệu cho doanh nghiệp.

Về nội dung, trang Web phải có chiều sâu, thể hiện được trình độ chuyên mơn và kiến thức trong lĩnh vực của mình, bên cạnh những thơng tin về sản phẩm, dịch vụ, nên có những mục phụ nêu những thơng tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty, nhất là những thơng tin mang tính thời sự. Cụ thể là những gì mới diễn ra trên thị trường phần mềm thế giới, hoặc trong lĩnh vực CNTT, tin học … Những thơng tin này được trình bày

một cách ngắn gọn, khơng rườm rà mà có những liên kết hữu ích với các trang Web khác như đã nêu trên đây sẽ được khách hàng đánh giá cao và nhờ vậy nâng cao tính hấp dẫn cũng như uy tín của cơng ty và có thể giữ chân khách hàng tại trang Web.

Mặc dù phải tăng được số lượng hợp đồng được ký kết thì mới có nghĩa là trang Web đã thành công, song việc quảng bá các sản phẩm và công ty, dịch vụ của công ty cũng đã là những thành công bước đầu bởi có được những thơng tin cần thiết về công ty và sản phẩm, dịch vụ của công ty là một yếu tố quan trọng dẫn tới quyết định đặt hàng của khách hàng.

Bên cạnh việc quảng bá sản phẩm của mình thơng qua trang Web, doanh nghiệp cũng nên sử dụng các hình thức khác như: Thơng qua người quen đang sống, học tập và làm việc ở nước ngồi để giới thiệu về cơng ty và giới thiệu khách hàng với công ty; thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán tại nước ngồi; nếu có khả năng có về vốn có thể tự mình hoặc kết hợp với các doanh nghiệp phần mềm khác mở các phòng triển lãm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành … giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau tìm đầu ra cho phần mềm xuất khẩu trên cơ sở đơi bên cùng có lợi.

Các doanh nghiệp cần phối hợp để thiết lập trung tâm giới thiệu sản phẩm cơng nghệ thơng tin quy tụ tồn bộ sản phẩm phần mềm của các công ty tin học trong cả nước, tại chợ phần mềm này người sử dụng được tư vấn, hướng dẫn và chạy thử phần mềm theo đúng nhu cầu của mình. Trong khi đó, các nhà sản xuất có cơ hội tiếp xúc, nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của khách hàng trong và ngồi nước, từ đó mở rộng cơ hội kinh doanh, cơ hội xuất khẩu và đưa trí tuệ Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Nhóm các giải pháp mang tầm vĩ mô

Trong nền kinh tế quốc dân thì các lĩnh vực như công nghệ thông tin và xuất khẩu là những lĩnh vực rất cần có hỗ trợ về mọi mặt từ phía chính phủ. Xuất khẩu phần mềm mang tính chất của cả hai lĩnh vực nêu trên nên lại càng cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước. Trên cơ sở trình bày

và phân tích hiện trạng cũng như những khó khăn của ngành sản xuất và xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam, có thể đưa một số giải pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với những khó khăn đó như sau:

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu việt nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)