Chính sách tiền tệ
Trong nền kinh tế mở với chế độ tỷ giá thả nổi, chính sách tiền tệ tác động tới tổng cầu không chỉ thông qua tác động của lãi suất tới cầu tiêu dùng và đầu tƣ. Thay đổi lộ trình dự kiến về lãi suất có thể có ảnh hƣởng mạnh tới tỷ giá và sức cạnh tranh. Ảnh hƣởng tới tổng cầu có thể lớn. Bởi vì, ảnh hƣởng của lãi suất tới sức cạnh tranh tác động cùng chiều với ảnh hƣởng trong nƣớc, lãi suất thấp thúc đẩy tiêu dùng trong nứơc nhƣng cũng làm giảm tỷ giá và tăng sức cạnh tranh và do vậy làm tăng xuẩt khẩu rịng , vì vậy chính sách tiền tệ trở lên hiệu quả hơn trong chế độ tỷ giá thả nổi
Chính sách tài khố
Trong chế độ tỷ giá thả nổi, ảnh hƣởng của sự thay đổi lãi suất tới sức cạnh tranh, củng cố thêm sức mạnh của chính sách tiền tệ nhƣng làm suy yếu
đi sức mạnh của chính sách tài khố.
Giả sử chính phủ thực hiện chính sách tài khố mở rộng, tăng chi tiêu của chính phủ. Điều này làm tăng tổng cầu. Dù chính sách tiền tệ theo đuổi mục tiêu lạm phát hay mục tiêu cung tiền danh nghĩa thì việc bùng nổ tổng cầu cũng khiến NHTW tăng lãi suất. Lãi suất cao hơn sẽ gây ra sự tăng giá tức thời của tỷ giá danh nghĩa để ngăn không cho vốn chảy vào. Nếu tỷ giá tăng lên khá cao, mọi ngƣời tin rằng nó sẽ giảm từ thời điểm đó trở đi. Trong nền kinh tế mở, tăng tỷ giá cũng làm giảm sức cạnh tranh và giảm xuẩt khẩu ròng, tiếp tục làm suy yếu ảnh hƣởng của chính sách tài khố mở rộng với mục tiêu tăng tổng cầu trong ngắn hạn