KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận chung

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát ở VN (Trang 61 - 66)

THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận chung

4.1 Kết luận chung

Qua các phân tích ở trên, ta thấy hai biến số cơ bản là cung tiền và GDP đều có ảnh hƣởng mạnh tới lạm phát. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác và phù hợp với lý thuyết chung về lạm phát.

Lạm phát vẫn là một hiện tƣợng tiền tệ, tuy nhiên ở VN việc dùng vàng và đơ la để thanh tốn trong các giao dịch có giá trị cao nhƣ bất động sản vẫn diễn ra bình thƣờng (hiện tƣợng đơ la hố) và lƣợng tiền này đáng lý ra đƣợc đo lƣờng nhƣ một phần của khối tiền mạnh M2 nhƣng tất cả nằm ngồi tầm kiểm sốt của chính phủ. Tất cả những điều đó có thể làm cho cung tiền tăng lên rất nhiều so với những gì mà các báo cáo thống kê cơng bố. Vì thế, khi ƣớc lƣợng mơ hình chúng ta có thể nhận đƣợc một số kết quả khơng phù hợp với lý thuyết (hệ số của biến DM2 dƣơng không ý nghĩa về mặt thống kê). Do đó cũng khơng loại trừ giả định số liệu tiền tệ là thiếu tin cậy.

Trong những năm gần đây, mức cung tiền luôn tăng cao hơn rất nhiều so với mức tăng trong GDP, nên việc xảy ra lạm phát cao là điều tất yếu. Ngoài ra các yếu tố ảnh hƣởng từ sự tăng giá của các mặt hàng chính trên thế giới nhƣ: giá dầu, gi á nguyên liệu xây dựng, giá lƣơng thực thực phẩm,... là các yếu tố góp phần làm cho lạm phát tăng cao.

Các chỉ số thời vụ của lạm phát cho thấy lạm phát thƣờng rất cao vào dịp Tết (q 1), sau đó sẽ có xu hƣớng giảm dần so với các tháng đầu năm và sẽ có xu hƣớng tăng trở lại vào các tháng cuối năm, đặc biệt là trƣớc dịp tết, khi mà nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của ngƣời dân đƣợc đẩy mạnh.

4.2 Kiến nghị

 Chính sách tiền tệ và tài chính phải vẫn phải là những chính sách điều

thắt chặt, tuy nhiên chính sách tiền tệ cần thực hiện mềm dẻo. Khi giá có xu hƣớng ổn định thì cần phải nới lỏng dần chính sách tiền tệ về mức bình thƣờng để đảm bảo thị trƣờng hoạt động hiệu quả ( hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất)

Hạn chế dùng các cơng cụ trực tiếp điều chỉnh mức tín dụng. Cần dùng các cơng cụ khác để điều chỉnh, chẳng hạn dự trữ bắt buộc, tác dụng cũng tƣơng đƣơng lại tránh bóp méo thị trƣờng hơn.

Kiểm sốt tín dụng theo hƣớng tăng cƣờng giám sát trong nội bộ ngành ngân hàng, hạn chế nợ xấu vì đây là những lỗ hổng làm lạm phát tăng cao do tín dụng tăng nhiều hơn giá trị tài sản trong nên kinh tế.

Tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ và có chính sách phù hợp đối với vốn ODA, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, và lƣợng vốn Kiều bào.

 Đẩy mạnh sản xuất trong nƣớc, đăc biệt là các mặt hàng thiết yếu, các

mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh, nhằm thay thế nhập khẩu, tăng cƣờng xuất khẩu, để làm tăng tổng cung, giảm áp lực về lạm phát do cung khơng đủ cầu. Trong đó đặc biệt chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nhu cầu lƣơng thực thực phẩm trong nƣớc và dành cho xuất khẩu.

 Hỗn lộ trình tăng giá điện, xăng dầu, có chính sách trợ giá đối với các

mặt hàng thiết yếu khi giá cả tăng cao nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngƣời dân, để giảm bớt áp lực tâm lý tăng giá.

 Kiểm soát chặt chẽ giá cả thị trƣờng, đặc biệt là giá cả của các mặt

hàng thiết yếu. Đẩy mạnh chống gian lận thƣơng mại: đối với một số ngành cần phải xem xét vị thế độc quyền của doanh nghiệp để tránh trƣờng hợp các doanh nghiệp cấu kết nâng giá làm thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng. Trong 6 tháng đầu năm 2007 có hiện tƣợng các doanh nghiệp đẩy gia thép lên cao do giá phôi thép tăng, mặc dù phôi dùng để sản xuất giá thép lúc đó đã đựơc nhập với giá thấp. Hơn nữa khi giá phôi thép giảm nhƣng giá thép đầu ra vẫn

tăng. Rõ ràng các doanh nghiệp ngành thép đã chi phối thị trƣờng theo hƣớng có lợi cho mình, có thể gây nên những tác động xấu cho nền kinh tế.

 Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản làm trung tâm cho chính sách tiền tệ.

Hiện nay chỉ có một vài nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao, chủ yếu tập trung vào lƣơng thực thực phẩm, trong khi nông nghiệp chỉ chiếm 20%GDP, vì vậy cần phải xây dựng chỉ số giá phản ánh chung mức tăng giá trong toàn nền kinh tế làm chỉ số trung tâm trong điều hành . CPI chỉ nên dùng để đo mức sống và điều chỉnh thu nhập (tăng lƣơng cơ bản). Nếu chỉ là tăng giá cục bộ trong từng nhóm hàng ( các nhóm hàng khác khơng tăng nhiều hoặc giảm giá) thì các biện pháp điều hịa cung cầu cần đƣợc chú trọng, khơng nên dùng biện pháp tiền tệ quá mạnh sẽ ảnh hƣởng đến tăng trƣởng.

 Khi dự đốn có lạm phát có thể xẩy ra, nhà nƣớc cần có chính sách bù

giá cho dân thơng qua các chính sách điều chỉnh tiền lƣơng hợp lý, đặc biệt là chính sách lƣơng hƣu và trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo để cải thiện mức sống của dân cƣ khi có lạm phát xảy ra.

TỔNG KẾT

Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và kiểm soát lạm phát là bài tốn ln thƣờng trực trên bàn nghị sự của các chính phủ nhƣng cũng khó giải nhất đối với tất cả nền kinh tế, kể cả nền kinh tế thị trƣờng phát triến. VN cũng không phải ngoại lệ. Ở quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định. VN đặt mục tiêu tăng trƣởng kinh tế nhanh và liên tục nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng yêu cầu nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đƣờng tăng trƣởng lại cực kỳ khó khăn. Thực tế khó có thể phát triển nhanh, mà giữ vững đƣợc trong dài hạn vì bản thân tăng trƣởng kinh tế nhanh thƣờng chứa đựng nhiều yếu tố gây mất cân đối, nổi bật nhất chính là tăng trƣởng q nóng, lạm phát tăng. Trong những năm qua, kinh tế VN tăng trƣởng cao nhƣng đối với không ít ngƣời, việc tăng trƣởng chƣa thực sự mang nhiều ý nghĩa, bởi những ngƣời hƣởng lƣơng hƣu, công chức, ngƣời lao động trực tiếp và đặc biệt là ngƣời nông dân, những ngƣời nghèo, phải đối chọi với của việc tăng giá do lạm phát, chi phí cho cuộc sống trở nên đắt đỏ, đè nặng lên túi tiền vốn eo hẹp của ngƣời dân. Để đảm bảo sản lƣợng cao, tạo nhiều công ăn việc làm, ổn định mức giá thị trƣờng và cân bằng cán cân thƣơng mại, kinh tế VN cần phải trang bị cho mình một cơng cụ chính sách lớn mang tính chất bao trùm.

Lạm phát luôn là vấn đề nhức nhối đối với mỗi quốc gia, không chỉ ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng mà cịn ảnh hƣởng đến toàn sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, nhất là khi VN vẫn còn là một nƣớc nghèo, thì lạm phát ln là một vấn đề nan giải cần phải đƣợc chú trọng quan tâm, Nhà nƣớc cần phải có những biện pháp, những cơng cụ mạnh để dự phịng và khắc phục lạm phát không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong cả dài hạn, đảm bảo cho mục tiêu tăng trƣởng và phát triển bền vững.

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn luận văn của em sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em mong nhận đƣợc sự đánh giá, góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên, các cô chú, anh chị ở Viện Khoa học Tài chính, để luận văn tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình em, bạn bè, những ngƣời luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chú Bùi Ngọc Tuyến, cùng các anh chị ở Viện Khoa học Tài chính và cơ Nguyễn Thị Minh-ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10, tháng 6, năm 2008

Sinh viên

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát ở VN (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)