ĐIỀU HÕA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH 1 Điều hòa hoạt động của tim

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 109 - 111)

3.1. Điều hòa hoạt động của tim

3.1.1. Tự điều hoà

Khi bị cắt đứt mối liên hệ thần kinh, sự co bóp, tống máu của tim vẫn duy trì phù hợp với trạng thái căng giãn của cơ tim. Máu về càng nhiều, tim càng co bóp mạnh đề tống máu đi. Tim thực hiện được điều này là do lượng máu đổ về tâm thất đã làm cho cơ tim giãn ra. Các sợi cơ tim càng bị kéo dài. Ngồi ra, máu về tim nhiều cịn có tác dụng làm căng vách tâm nhĩ phải và kéo theo nó là tăng tần số co bóp của tim.

Như vậy do sự thay đổi mức căng giãn của các sợi cơ tim ở tâm thất và vách tâm nhĩ dưới ảnh của lượng máu chảy về tim mà tim tự điều hịa được hoạt động của nó.

3.1.2. Điều hòa theo cơ chế thần kinh

Các xung động thần kinh điều hoạt động của tim xuất phát từ hệ thần kinh trung ương theo các sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Các sợi thần kinh giao cảm của tim xuất phát từ các neurone trong các sừng bên chất xá m tuỷ sống từ đất ngực thứ nhất đến đốt ngực thứ năm, nó chạy đến hạch cổ dưới.và hạch sao. Trong các hạch này có các sợi trước hạch tiếp xúc với thân các neurone nằm trong hạch. Từ đây xuất phát các sợi sau hạch đến cơ tim.

Các sợi thần kinh phó giao cảm xuất phát từ nhân dây thần kinh số X (n. vagus), còn gọi là dây mê tẩu, dây phế vị, nhân này nằm trong hành não. Các sợi thần kinh từ nhân này chạy đến các nút tim. Phần lớn sợi của dây X bên phải chạy đến nút nhĩ - thất. Ngược lại, phần lớn các sợi của dây X bên trái chạy đến nút nhĩ - thất, phần nhỏ đến nút xoang.

Khi chạy đến tim, các sợi giao cảm liên kết với sợi phó giao cảm. Do đó, đa số các sợi thần kinh trong tim đều có cả hai thành phần giao cảm và phó giao cảm.

Bằng cách kích thích các sợi giao cảm đi đến tim, người ta đã chứng minh được tác dụng của giao cảm đối với tim như sau:

- Tăng tốc độ dẫn truyền hưng phấn trong cơ tim. - Tăng nhịp co bóp của tim.

- Tăng lực co bóp của cơ tim.

Tăng khả năng dinh dưỡng của các tế bào của cơ tim.

Cơ chế tác dụng của các sợi giao cảm lên tim là do chúng tiết râchất trung gian hóa học gọi là adrenalin.

Ngược với các sợi giao cảm, khi kích thích các sợi phó giao cảm đi đến tim gây ra các tác dụng như sau:

Giảm khả năng hưng phấn của cơ tim.

- Giảm tốc độ dẫn truyền hưng phấn trong cơ tim. Làm chậm nhịp tim.

- Giả m cường độ co bóp của cơ tim.

Các sợi phó giao cảm gây ảnh hưởng lên hoạt động của tim là do chúng tiết ra chất trung gian hóa học gọi là acetylcholin.

Ảnh hưởng kích thích các sợi giao cảm và phó giao cảm lên cơ tim được trình bày trên hình 4.4.

Trên đồ thị .(I) thấy rõ kích thích các sợi giao cảm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn (tăng tần số, tăng biên độ), cịn kích thích các sợi phó giao cảm (II) tim ngừng đập. Trong thí nghiệm kích thích các sợi thần kinh phó giao cảm người ta nhận thấy với kích thích dịng điện có cường độ ngưỡng tim ngừng đập. Song nếu tiếp tục kích thích (kéo dài khoảng 20-30 s) tim lại đập trở lại. Đó là hiện tượng thoát tim.

Hiện tượng thốt tim được giải thích như sau: khi kích thích dây thần kinh X kéo dài, tận cùng các sợi thần kinh trong dây X khơng kịp tiết ra acetylcholin nữa, cịn acetylcholin được tiết ra trước đó thì đã bị phân huỷ bởi cholinesterase, do đó khơng cịn tác dụng của chất trung gian hóa học nữa.

3.1.3.1. Các chất làm tăng hoạt động tim

Các catecholamin (adrenalin, noradrelanin) do tuỷ thượng thận tiết ra Glucagon của tuyến tuỵ nội tiết

Thyroxin của tuyến giáp - Ion calci (Ca2+)

- Angotensin và serotonin

- Giả m nồng độ oxygen (O2) và tăng nồng độ carbon diocid (CO2) trong máu.

3.1.3.2. Các chất làm giảm hoạt động tim

- Acetylcholin - Ion kali (K+)

3.2. Điều hòa hoạt động của hệ mạch quản

3.2.1. Điều hòa theo cơ chế thần kinh

Hoạt động của hệ động mạch chủ yếu được điều hòa theo cơ chế thần kinh. Từ trung khu vận mạch ở hành tuỷ và tuỷ sống có các sợi thần kinh giao cảm làm co mạch và sợi thần kinh phó giao cảm làm giãn mạch đi ra để chi phối các động mạch.

3.2.2. Điều hòa theo cơ chế thể dịch

Hoạt động của hệ tĩnh mạch chủ yếu được điều hòa theo cơ chế thể dịch.

Trong đó adrenalin làm co tĩnh mạch, histamin làm co các tĩnh mạch lớn, nồng độ O2 trong máu giảm làm co các tĩnh mạch nội tạng và làm giãn các tĩnh mạch ngoại vi, nồng độ CO2 trong máu tăng làm giãn các tĩnh mạch ngoại vi.

Tuần hoàn mao mạch được điều hòa theo cả hai cơ chế thần kinh và thể dịch: Thần kinh giao cảm gây co mao mạch, thần kinh phó giao cảm làm giãn mao mạch. Adrenalin, vasopressin làm co mao mạch, histamin gây giãn mao mạch...

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)