5.1. Hô hấp khi cơ hoạt động
Lúc cơ hoạt động thì hoạt động trao đổi chất tăng, địi hỏi nhiều oxygen để thực hiện các phản ứng đốt cháy giải phóng năng lượng, cơ càng hoạt động thì sản phẩm trung gian của trao đổi chất là acid lactic lại càng sản sinh nhiều và tích lại trong cơ, nếu nồng độ acid lactic quá cao sẽ cản trở tới quá trình dẫn truyền xung động thần kinh
trong dây thần kinh điều hòa hoạt động của cơ, gây viêm dây thần kinh hoặc viêm cơ. Vì vậy nhu cầu oxygen cho q trình ơxy hóa acid lactic cũng rất lớn. Đóng thời với q trình lấy oxygen từ ngồi vào, cơ thể cũng cần thải khí carbonic ra ngồi. Vì vậy hoạt động hô hấp được gia tăng cả về cường độ và tần số. Nếu con vật được huấn luyện, các cơ tham gia hô hấp phát triển (cơ ngực nở nang), sự phối hợp hoạt động của chúng trong động tác hơ hấp nhịp nhàng ăn khớp thì hiệu quả hô hấp sẽ cao, thở xâu mà không tăng nhiều tần số hơ hấp. Ngược lại, nếu con vật ít được luyện tập, các cơ tham gia hô hấp kém phát triển, phối hợp hoạt động giữa chúng trong động tác hô hấp không nhịp nhàng, ăn khớp thì hiệu quả hơ hấp thấp, thở nông và lấy tăng tần số hơ hấp để bù trừ. Thở nơng thì khơng khí phổi sẽ ít, khơng khí từ ngồi vào chưa vượt qua mấy khoảng chết đã bị dừng lại. Như vậy sẽ mất nhiều năng lượng cho dẫn truyền khí ở khoảng chết. Hơ hấp với tần số cao cịn làm cho các cơ tham gia hơ hấp chóng mệt mỏi.
Khi cơ hoạt động số lượng mao mạch hoạt động trong cơ tăng, số mao mạch nghỉ ngơi ít. Cơ co giãn làm cho các mao mạch cũng co giãn nhịp điệu, nên sự cung cấp oxygen cho cơ được thuận lợi hơn.
Khí carbonic là sản phẩm dị hóa của hoạt động cơ, chính nó là yếu tố kích thích hoạt động hơ hấp gia tăng.
Trong quá trình sống của cơ thể, vận động cơ và hơ hấp cũng được hình thành. Dưới sự điều khiển của vỏ não, giữa hai hoạt động hơ hấp và vận động cơ có mối quan hệ phản xạ. Các phản xạ có điều kiện về hơ hấp sẽ được hình thành từ những tín hiệu vận động cơ như cày, bừa, thồ, kẻo...
5.2. Hô hấp trong điều kiện thiếu oxygen
Trong điều kiện thiếu oxygen, hoạt động hô hấp sẽ gia tăng, đặc biệt là gia tăng tần số hơ hấp. Vì mơi trường thiếu oxygen đóng vai trị là yếu tố kích thích hoạt động hơ hấp. Khả năng hô hấp sâu (gia tăng cường độ) chỉ có hạn phụ thuộc vào yếu tố nội tại cơ thể. Việc gia tăng tần số là hình thức lấy số lần để bù lại cho phần thiếu hụt hàm lượng oxygen trong khơng khí. Gia súc chóng mệt mỏi, nếu nồng độ oxygen quá thấp sẽ dẫn tới tình trạng ngạt thở.
Tế bào thần kinh hết sức nhạy cảm với thiếu oxygen trong máu, đặc biệt là đối với tế bào thần kinh thính giác và thị giác,... chỉ cần thiếu oxygen trong giây lát là các hoạt động của các tế bào trên bị rối loạn. Ví dụ: lúc ta đang ngồi, đột nhiên đứng dậy do áp lực trong xoang bụng giảm, máu ở đầu dồn về bụng nhanh, khiến cho não thiếu máu tức thời. Do vậy người ta có cảm giác chống váng, hoa mắt hay mờ mắt, ù tai. Điều này cần được lưu ý khi can thiệp những ca đẻ khó ở người và gia súc, hoặc cấp cứu gia súc, người mắc tai nạn chảy máu nhiều. Đó chính là tránh những stress thiếu oxygen với não.
Trong cấp cứu người ta thường sử dụng khí oxygen nguyên chất để giải quyết tức thời tình trạng thiếu oxygen của con bệnh. Sau đó mới đến việc tìm giải pháp trị
nguyên nhân gây bệnh.
5.3. Hô hấp trong điều kiện áp lực thấp và cao
áp lực khơng khí thấp dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxygen. Từ thiếu oxygen dẫn đến những tình trạng rối loạn chức nặng sinh lý của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Hậu quả thật khó lường hết được. Người ta tính tốn và cho biết rằng: Người và động vật sống ở độ cao 3500 - 4500m th ì áp lực khơng khí là 450-500mmHg. Phân áp oxygen trong phế nang là 60-65mmHg. Theo quy luật Barcop, lúc này độ bão hòa oxygen trong máu hạ xuống còn 80-85%. Còn ở độ cao hơn nữa 4500 - 5500m, người và động vật dễ sinh bệnh núi cao (triệu chứng là khó thở, mệt mỏi, thị giác và thính giác yếu do thần kinh điều hịa tuần hồn và hơ hấp bị rối loạn nghiêm trọng, con vật có thể bị hơn mê). Ở độ cao 6-7 nghìn mét rất nguy hiểm. Hạn chế tối đa ở người là 8- 9 nghìn mét. Đối với những đoàn thám hiểm núi cao hoặc các vận động viên leo núi, người ta thường mang kèm theo hành trang một ít oxygen ngun chất (bình ơxy) để đề phịng tình trạng thiếu trầm trọng oxygen do áp lực thấp. Do thiếu oxygen nên trong điều kiện áp lực thấp tần số hô hấp và nhịp tim đều tăng.
Trong điều kiện áp lực cao cũng dễ phát sinh nguy hiểm. Ngơ trong máu chỉ ở dạng hòa tan, độ hịa tan của nó tỷ lệ thuận với phân áp nhơ. Cho nên nếu động vật sống trong hoàn cảnh áp lực cao lâu thì lượng nhơ hịa tan trong máu nhiều, gây rối loạn chức năng của máu. Theo 'tính tốn nếu cứ đi sâu xuống lịng đất 10 mét thì áp lực tăng 1 atmosphe. Trên thực tế người ta thấy ở vào chỗ sâu cơ thể không bị nguy hiểm nhiều, nhưng từ chỗ áp lực cao chuyển nhanh đến chỗ áp lực bình thường (người thợ lặn từ mực nước sâu nổi lên mặt nước chẳng hạn) thì rất nguy hiểm. Vì nhờ từ thể hịa tan chuyển thành thể khí một cách nhanh chóng, nó khơng thốt h ết ở phổi mà theo tuần hoàn đi đến các mao mạch gây nên chứng huyết lấp. Nếu sống trong điều kiện áp suất cao (31 atmotphe trở lên) thì oxygen trong máu quá nhiều, nó là yếu tố kích thích vỏ não gây co giật và chết.