TUẦN HOÀN BẠCH HUYẾT

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 111 - 113)

Bạch huyết là dịch thể khơng màu, có pa kiềm, chứa 3-4% protein gồm albumin, globulin, fibrinogen, khoảng 0,1 % glucose, 0,8-0,9% các muối khoáng, chủ yếu là NaCl. Trong dịch bạch huyết có nhiều bạch cầu lymphocyte và monocyte. Thành phần của bạch

huyết không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào cơ quan nơi bạch huyết chảy ra. Bạch huyết chảy ra từ ruột sau khi ăn thức ăn nhiều mỡ thì có màu trắng sữa do chứa nhiều giọt mỡ nhũ tương, bạch huyết chảy ra từ gan chứa nhiều protein, bạch huyết chảy ra từ tuyến nội tiết thì chứa nhiều hormone.

Bạch huyết từ các mao mạch chảy vào các ống bạch huyết nhỏ rồi đổ về hai ống bạch huyết ngực phải và trái. ống ngực trái thu nhận bạch huyết từ các ống bạch huyết ở hai chi sau, toàn bộ xoang bụng, nửa ngực trái, chân trái trước, nửa đầu, cổ bên trái. ông ngực phải thu nhận bạch huyết từ các phần còn lại của cơ thể. Cả hai ống bạch huyết đều đổ vào xoang tĩnh mạch rồi đổ vào như phải.

lòng mạch. Bạch huyết chảy được trong hệ mạch của nó là nhờ sự co bóp nhịp nhàng của thành mạch với tần số 10-20 lầnlphút. Sự co bóp của mạch bạch huyết lớn được chi phối bởi thần kinh giao cảm, chúng co bóp mạnh khi đau đớn tức giận hoặc khi các thể cảm thụ của các cơ quan nội tạng bị kích thích...

Dịng bạch huyết chảy rất chậm tốc độ vào quãng 0,25-0,3 mm/phút. Lưu lượng bạch huyết phụ thuộc vào hai yếu tố: áp suất dịch kẽ tế bào và mức độ hoạt động nhờ các bơm bạch huyết.

Chức năng của hệ bạch huyết là kiểm soát nồng độ protein trong dịch kẽ tế bào, điều hịa thể tích và áp suất của dịch kẽ, còn hệ thống hạch bạch huyết trong mạng lưới bạch huyết thì có chức năng thực bào. Hệ bạch huyết hoạt động như một cơ chế hỗ trợ tuần hoàn, đưa trở lại hệ thống tuần hoàn một lượng protein và một lượng dịch từ các khoảng gian bào. Hoạt động của hệ bạch huyết trong việc điều hịa hàm lượng protein, thể tích, áp suất của dịch kẽ, diễn ra theo cơ chế điều hòa ngược.

Các hạch bạch huyết nằm trên đường đi của các mạch bạch huyết, được chi phối bởi các dây thần kinh giao cảm. Trong các hạch có nhiều tế bào lymphocyte và có q trình thực bào các vi khuẩn, các vật lạ. Hệ thống mạch bạch huyết cũng là đường hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và cả chất độc từ đường tiêu hóa. Tất cả các chất này đều đi qua hạch bạch huyết thứ nhất ở thành ruột, rồi qua các hạch bạch huyết thứ hai nằm ở màng treo ruột. Đây là một biểu hiện của cơ chế bảo vệ cơ thể đối với sự xâ m nhập của các vật lạ từ ngoài vào.

Chương 5

SINH LÝ HƠ HẤP

Hơ hấp là q trình trao đổi khí liên tục giữa mơi trường và cơ thể. Một hệ thống sống (trừ một số vi khuẩn yếm khu chỉ tồn tại và phát triển khi nó thường xuyên được cung cấp năng lượng qua sự oxy hóa các chất dinh dưỡng. Cả khí oxygen (O2) và chất dinh dưỡng đều được lấy từ mơi trường xung quanh. Kết quả của q trình oxy hóa lại sản sinh ra khí CO2 và H2O ở môi trường bên trong cơ thể, cần phải được đào thải ra ngồi. Chính vì vậy, thu nhận O2 vào và thải CO2, H2O ra khỏi cơ thể là nhu cầu có tính chất sống cịn của cơ thể. Động vật càng ở bậc thang tiến hóa cao, sự thiếu O2 và thừa CO2 trong cơ thể càng đẩy nhanh đến sự diệt vong.

Trong quá trình phát triển chủng loại, hơ hấp có hai hình thức phổ biến.

- Ở các động vật đơn bào, hơ hấp là sự khuếch tán khí trực tiếp qua màng tế bào. - Ở các động vật đa bào, hô hấp do cơ quan hô hấp đảm nhiệm. Cơ quan hô hấp phát triển dần từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời phụ thuộc và thích nghi với môi trường sống.

- Ở gia súc và động vật bậc cao khác do cường độ trao đổi chất cao, hơn nữa hầu hết các tế bào nằm sâu trong cơ thể, chỉ để lại lớp tế bào da tiếp xúc với môi trường bên ngồi. Do đó đã hình thành các cơ quan hơ hấp chun biệt là phổi để đảm nhận chức năng hơ hấp. Q trình trao đổi khí được thực hiện qua màng phế nang phổi.

Người ta chia các hoạt động sinh lý hơ hấp làm bốn phần chính sau:

- Phần thơng khí phổi, gồm các hoạt động cơ học đưa khí trời vào phổi và ngược lại.

- Phần kết hợp và vận chuyển khí trong máu gồm các phần đưa khí từ phổi đến mô bào và ngược lại.

- Phần hô hấp mô bào.

- Phần điều hịa hơ hấp: gồm các q trình điều hịa thần kinh - thể dịch về cường độ thơng khí cho phù hợp với nhu cầu sinh lý của cơ thể theo từng hoạt động sống.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)