ĐẶC ĐIỀM HÔ HẤP CỦA GIA CẦM

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 126 - 127)

Để thích nghi với điều kiện bay nên lồng ngực, đặc biệt là các cơ vùng ngực của gia cầm rất phát triển. Xương ức tương đối lớn. Gia cầm khơng có cơ hồnh. Phổi gia cầm có khả năng đàn hồi kém, diện tích phổi hẹp, nó nằm cố định tựa vào các xương sườn. Vận động của xương sườn đóng vai trị quan trọng trong động tác hơ hấp. Lúc xương sườn giãn, không gian xoang ngực giãn và mở rộng làm cho áp lực trong xoang ngực giảm thấp hơn áp lực khí trời, do đó khơng khí từ ngồi tràn vào thực hiện động tác hít vào. Lúc xương ngực co sẽ gây ra động tác thở ra.

Lúc hít vào, khơng khí qua phổi vào các nhánh nhỏ và cuối cùng vào các túi khí, ở gia cầm có chín túi khí. Lúc thở ra thì ngược lại, khí từ túi lại đi ra ngồi qua phổi lần hai, vì thế người ta gọi là cơ chế hơ hấp kép của gia cầm. Vì phổi gia cầm nhỏ nhưng do khơng khí tuần hồn hai lần (lần đầu khi hít vào khơng khí từ bên ngồi qua phổi, lần hai thở ra khơng khí từ các túi khí qua phổi) nên vẫn đảm bảo cung cấp

oxygen và thải carbonic. Tổ chức túi khí ở gia cầm rất phát triển. Khi gia cầm bay chúng có tác dụng rất quan trọng trong việc điều chỉnh trọng tâm, giảm tỷ trọng và điều hòa thân nhiệt. Nhịp thở của một số gia cầm (lầnlphút): Gà: 20-25; Vịt: 15-18; Ngỗng 9-10.

Gia cầm mẫn cảm với oxygen. Nếu thiếu từ 1 ,5-2% lượng oxygen cần thiết cho cơ thể thì nó thở tăng (tăng tần số hơ hấp). Cịn trong điều kiện thừa carbonic thì ảnh hưởng khơng rõ rệt bằng thiếu oxygen.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học vật nuôi (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)