Chiết khầu, cầm cố các GTCG 2.817 (2.817) (100)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú tân (Trang 26 - 28)

2. Cho vay các TCKT

2.3. Chiết khầu, cầm cố các GTCG 2.817 (2.817) (100)

cố các GTCG 2.817 - - (2.817) (100) - - 3. Tiền lãi cộng dồn dự thu 98 2.194 3.609 2.096 2138,78 1.415 64,49 4. Bất động sản và thiết bị 1.048 1.025 1.004 (23) (2,19) (21) (2,05) 5. Tài sản có khác 346 408 359 62 17,92 (49) (12,01)

Khoản phải thu 346 408 359 62 17,92 (49) (12,01)

Tổng tài sản có 200.240 230.389 286.814 30.149 15,06 56.426 24,49

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của phịng Kế tốn – Ngân quỹ)

Qua bảng số liệu 4 ta thấy tài sản của ngân hàng chủ yếu là cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân. Tỷ trọng cho vay của NHNo & PTNT huyện Phú Tân qua ba năm 2004 - 2006 có xu hướng giảm, chứng tỏ tài sản sinh lời tăng. Năm 2004 tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản chiếm 98,17%, sang năm 2005 thì tỷ trọng này là 98,12% và tiếp tục giảm còn 97,72% vào năm 2006. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của khoản mục cho vay các TCKT và cá nhân chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản.

Để hiểu rõ nguyên nhân ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng khoản mục tài sản có những thay đổi như sau:

 Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng năm tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2005 giảm 68,14% ứng với số tiền là 1.482 triệu đồng so với năm 2004. Điều này chứng tỏ lượng tiền luân chuyển tốt, ít bị tồn động tại quỹ nhiều, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa ngân hàng. Năm 2006 so với năm 2005 lượng tiền mặt tăng 865 triệu đồng tương đương 124,82% là do năm 2006 khách hàng thường nộp tiền mặt vào buổi chiều nên khơng điều về tỉnh kịp. Vì đây là số liệu tại thời điểm nhất định nên lượng tiền mặt tăng trong nhất thời thì khơng ảnh hưởng đến hiệu

quả sử dụng vốn, nhưng trong lâu dài chi nhánh nên giảm lượng tiền mặt tại quỹ vì đây là tài sản khơng sinh lời. Nhìn chung trong năm 2006 tình hình thu chi tiền mặt của ngân hàng khá ổn định.

 Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân: Đây là khoản sử dụng vốn nhiều nhất tại ngân hàng. Tất cả nguồn vốn có được của ngân hàng được sử dụng hầu hết là cho vay. Dựa vào bảng số liệu ta thấy cơ cấu tài sản của NHNo & PTNT huyện Phú Tân chủ yếu là cho vay TCKT và cá nhân có tỷ lệ trên 97% trên tổng tài sản. So sánh năm 2005 với năm 2004 ta thấy khoản mục này tăng 29.496 triệu tương đương 15,01%. Đến năm 2006 thì tăng 54.215 triệu đồng tưong đương 23,98% so với năm 2005. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngân hàng đã tìm được nhiều khách hàng hơn, qui mơ tín dụng tăng, đồng vốn được sử dụng triệt để, ít tồn đọng. Để đạt được những kết quả khả quan đó ngân hàng đã có sự nổ lực từ nhiều phía:

+ Ngân hàng thẩm định khách hàng trước khi tiến hành cho vay + Cho vay với nhiều hình thức khác nhau

+ Đặt khách hàng là hạt nhân hướng tới mọi hoạt động kinh doanh và quản lý.

+ Quan tâm chăm sóc, lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu và trao đổi kinh nghiệm với khách hàng.

Như vậy qua ba năm tổng tài sản của ngân hàng tăng liên tục, trong đó tài sản sinh lời cũng tăng và chiếm một tỷ trọng đáng kể.

 Tuy nhiên tài sản không sinh lời lại giảm nhẹ. Việc giảm tài sản không sinh lời cho thấy ngân hàng vẫn chưa đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô hoạt động. Trong công tác sử dụng vốn khơng phải mọi đồng vốn có được đều chỉ dùng vào việc đầu tư hay cho vay. Việc sử dụng vốn của ngân hàng còn bao hàm cả việc tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, góp vốn liên doanh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng… Tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân việc sử dụng vốn hầu như tập trung chủ yếu ở bộ phận tín dụng. Các hoạt động đầu tư khác như góp vốn liên doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng làm cho hiệu quả sử dụng vốn của NHNo & PTNT huyện Phú Tân không cao, khả năng phân tán rủi ro là thấp.

 Việc đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị rất được xem trọng. Điều này mở ra một tương lai phát triển nhanh, mạnh cho chi nhánh. Cơ sở vật chất khang trang càng củng cố vị thế của ngân hàng trên thương trường, đồng thời tạo được niềm tin trong khách hàng làm tiền đề cho mọi hoạt động sau này. Đây là một sự đầu tư rất hiệu quả vì khơng những mang lại vị thế cho chi nhánh mà cịn có khả năng thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền, tạo nguồn vốn dồi dào để ngân hàng có thể chủ động và linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn khi tham gia mở rộng thêm các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa năng. Đây là vấn đề mà trong tương lai ngân hàng cần quan tâm hơn để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

 Ngoài ra, tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân phần tài sản có khác tăng vào năm 2005 với số tiền là 62 triệu đồng nhưng lại giảm 49 triệu đồng vào năm 2006. Nguyên nhân là do các khoản phải thu biến động tăng trong năm 2005 và giảm vào năm 2006. Thêm vào đó tiền lãi cộng dồn dự thu tăng vượt bật vào năm 2005 với số tiền 2.096 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 lại tiếp tục tăng 1.415 triệu đồng so với năm 2005.

Như vậy các khoản mục tài sản tuy có tăng giảm khơng đều nhưng nhìn chung ngân hàng đã có chính sách quản lí và sử dụng đồng vốn tương đối hiệu quả. Tuy nhiên đây mới chỉ là sự phản ánh sơ nét tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh. Để thấy rõ hơn về hiệu quả của việc sử dụng vốn đã nói trên, chúng ta tìm hiểu sâu thêm về tình hình sử dụng vốn và đầu tư vốn cụ thể tại ngân hàng qua ba năm 2004 – 2006.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú tân (Trang 26 - 28)