2. Cho vay các TCKT
3.5.3. Phân tích tình hình dƣ nợ
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu khơng thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có qui mơ hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tình hình dư nợ sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng một cách chính xác.
Qua tình hình dư nợ ta có thể thấy được ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả hay chưa, đồng thời ta còn biết được các khoản phải thu trong tương lai của ngân hàng như thế nào. Do đó chúng ta sẽ phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng qua ba năm để thấy tiềm năng trong tương lai của đợn vị về sử dụng vốn.
Dư nợ tín dụng ln là phần tài sản “có” sinh lời lớn, quan trọng của các ngân hàng thương mại. Đối với NHNo & PTNT huyện Phú Tân đây là phần tài sản lớn, chiếm hơn 90% trên tổng tài sản và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.
3.5.3.1.Tình hình dƣ nợ theo ngành kinh tế
Nhìn chung qua ba năm, dư nợ ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ. Điều này cho thấy nguồn thu trong tương lai của ngân hàng còn phụ thuộc vào ngành nông nghiệp khá nhiều. Năm 2004 dư nợ ngành chiếm tỷ trọng là 41.37%. Tuy nhiên tỷ trọng này lại giảm ở hai năm tiếp theo chỉ còn 39,17% vào năm 2005 và 35,16% vào năm 2006. Như vậy, ngân hàng đã cố gắng tận thu các khoản nợ của ngành nông nghiệp làm cho dư nợ ngành này giảm đây là dấu hiệu tốt cho thấy trong tương lai nguồn thu của ngân hàng sẽ ít phụ thuộc vào ngành này hơn
Nếu như tỷ trọng dư nợ của ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm thì tỷ trọng ngành CN – TTCN lại tăng giảm không đều qua ba năm. Tuy dư nợ của ngành chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng ngân hàng đã từng bước đầu tư vào ngành này, góp phần đa dạng hóa khách hàng nhằm phân tán rủi ro. Bên cạnh đó các ngành khác cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ trên 20%. Năm 2005 tỷ trọng dư nợ của ngành khác là 25,60% tăng so với năm 2004. Nhưng năm 2006 tỷ trọng này chỉ đạt 23,42% giảm so với năm 2005. Nguyên nhân
2006 35,16% 35,16% 8,39% 33,03% 23,42% 2004 41,37% 7,97% 29,22% 21,44%
Hình 10: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế (2004 – 2006)
2005
39,17%
8,88%26,35% 26,35%
chính là do doanh số cho vay ngành khác giảm vào năm 2006 bởi vì đây là những ngành mới chưa thật sự phát triển ổn định. Năm 2006 ngân hàng đã giảm doanh số cho vay ở ngành này vì mục tiêu hoạt động được bền vững và an toàn.
Ngành thương mại – dịch vụ lại mang nét rất khác. Tỷ trọng dư nợ của ngành liên tục tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ. Ngày nay nền kinh tế huyện có nhiều chuyển biến tích cực, bên cạnh sản xuất nơng nghiệp là chính thì người dân khơng ngừng tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới. Chính vì vậy nhu cầu vốn của ngành ngày càng tăng và ngân hàng đã kịp thời đáp ứng. Như vậy đây là nhóm khách hàng mới nhiều tiềm năng mà ngân hàng có thể khai thác. Ngân hàng trong thời gian qua đã cố gắng để mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới để hoạt động tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
Sau đây chúng ta tiến hành phân tích dư nợ cụ thể của từng ngành:
Bảng 9: TÌNH HÌNH DƢ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ (2004 – 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Phịng Tín Dụng)
Qua bảng số liệu 9, tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tăng qua ba năm. So sánh năm 2005 với năm 2004 tổng dư nợ tăng 15,01%, sang năm 2006 tổng dư nợ tăng 23,98%. Đây là một dấu hiệu tốt, trong cơng tác tín dụng tốc độ tăng trưởng tín dụng được biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng của dư nợ. Cụ thể như sau:
Nhìn chung qua ba năm, dư nợ ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ. Năm 2005 tốc độ tăng dư nợ của ngành nông nghiệp là 8,89% trên tổng dư nợ so với năm 2004, năm 2006 tăng 11,30% so với năm 2005. Như
CHỈ TIÊU 2004 2005 2006
SO SÁNH 05/04 05/04
SO SÁNH 06/05 06/05
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Nông nghiệp 81.321 88.548 98.556 7.227 8,89 10.008 11,30 Trồng trọt 807 369 81 (438) (54,28) (288) (78,05) Trồng trọt 807 369 81 (438) (54,28) (288) (78,05) Chăn nuôi 80.514 88.179 98.475 7.665 9,52 10.296 11,68 2. Công nghiệp - Tiểu
thủ công nghiệp 15.669 20.084 23.514 4.415 28,18 3.430 17,08 3. Thương mại, dịch vụ 57.438 59.558 92.565 2.120 3,69 33.007 55,42 4. Ngành khác 42.144 57.879 65.649 15.735 37,34 7.770 13,42
vậy nguồn thu của ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào ngành nông nghiệp. Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế truyền thống của địa phương, ngân hàng tập trung cho vay ngành nông nghiệp theo định hướng phát triển kinh tế huyện. Bên cạnh vì sự phát triển của ngân hàng, ngân hàng đã góp phần rất lớn vào sự ổn định đời sống nhân dân cũng như sự phồn vinh của nền kinh tế huyện.
So sánh năm 2005 với năm 2004 dư nợ các ngành khác như ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, ngành thương mại- dịch vụ và ngành khác đều tăng. Đặc biệt dư nợ ngành khác tăng nhanh so với năm 2004 tăng 37,34% số tiền 2.120 triệu đồng chứng minh rằng ngân hàng đã tăng đầu tư vào khối ngành khác. Đây là ngành mới hứa hẹn nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó ngành thương mại – dịch vụ tăng 3,69% với số tiền 92.565 triệu đồng. Ngành thương mại - dịch vụ cũng có thể xem là ngành mũi nhọn thứ hai sau ngành nông nghiệp. Sự tăng số dư nợ của ngành này là tốt cho thấy chi nhánh đã mở rộng được phạm vi kinh doanh sang các ngành khác. Riêng ngành CN – TTCN dư nợ tăng rất nhanh 28,18% với số tiền 4.415 triệu đồng so với năm 2004. Do chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của địa phương nên ngân hàng đã tiếp tục tăng trưởng tín dụng trong ngành này.
So sánh năm 2006 với năm 2005 ta thấy dư nợ các ngành tăng cao. Dư nợ ngành CN - TTCN tăng 17,08%, dư nợ ngành khác tăng 13,42%. Trong khi đó dư nợ ngành thương mại – dịch vụ tăng mạnh 55,42% so với năm 2005. Như vây bên cạnh việc duy trì khách hàng truyền thống, chi nhánh cũng đẩy mạnh việc tăng trưởng số dư nợ cho ngành thương mại- dịch vụ. Tình hình đó cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng theo chiều hướng thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng vì số thu trong năm 2007 sẽ tăng do dư nợ năm 2006 tăng rất nhanh. Tình hình dư nợ tăng cho thấy trong thời gian tới các nguồn thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng, nguồn vốn trong tương lai sẽ dồi dào và ngân hàng cũng sẽ chủ động hơn trong công tác sử dụng vốn. Kết quả trên phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới của ngân hàng là rất tốt và hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng do ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay ngành nông nghiệp và ngành thương mại dịch vụ là các ngành mũi nhọn hiện nay.