QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN PHÚ TÂN
------
Mơi trường kinh doanh có sự tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì mơi trường kinh tế chắc hẳn sẽ trở nên nóng bỏng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Như bất cứ một ngân hàng thương mại khác hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động tín dụng ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc biệt mang tính tổng hợp gắn liền với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…Chất lượng hiệu quả tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản: người cho vay (ngân hàng), người vay, môi trường kinh tế và mơi trường pháp lí. Một sản phẩm của hoạt động ngân hàng là kết quả tổng hợp của bốn yếu tố này. Do đó việc thiết lập mơi trường kinh tế, pháp lí đầy đủ và đồng bộ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có ý nghĩa rất to lớn trong việc thúc đẩy, tăng cường và phát triển kinh tế.
4.1. NHỮNG CƠ HỘI CHO HỌAT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TỪ PHÍA MƠI TRƢỜNG KINH DOANH MƠI TRƢỜNG KINH DOANH
Môi trường kinh doanh đã tạo ra những cơ hội to lớn cho hoạt động của ngân hàng:
4.1.1. Khả năng mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa khách hàng
Hịa mình vào xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, huyện Phú Tân cũng đang từng bước thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế địa phương. Sự phát triển nền kinh tế huyện tạo những bước khởi sắc cho hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn của các nhóm khách hàng không ngừng tăng cao đây là cơ hội thuận lợi để ngân hàng mở rộng thị trường, đa dạng hóa khách hàng.
4.1.2. Khả năng áp dụng những tiến bộ công nghệ
Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào họat động kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
4.1.3. Khả năng tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng
hội lớn cho ngân hàng tăng trưởng dư nợ tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và an tồn tín dụng. Bên cạnh đó nhóm khách hàng truyền thống là các hộ gia đình, các hộ sản xuất đang áp dụng những tiến bộ công nghệ mới vào hoạt động sản xuất đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Chính vì vậy nhu cầu vốn của nhóm khách hàng này sẽ không ngừng tăng nhanh.
Như vậy, bên cạnh khả năng giữ vững dư nợ tín dụng ở khách hàng truyền thống ngân hàng cịn có khả năng tăng trưởng dư nợ tín dụng từ nhóm khách hàng mục tiêu.
4.1.4. Về lãi suất
Lãi suất cho vay của ngân hàng khá linh hoạt, hấp dẫn so với các NHTM khác và các quỹ tín dụng trên địa bàn.
4.2. NHỮNG THÁCH THỨC TỪ PHÍA MƠI TRƢỜNG KINH DOANH
Bên cạnh những cơ hội là những thách thức từ phía mơi trường kinh doanh:
Thứ nhất là, môi trường kinh tế khơng ổn định, các chính sách và cơ chế
quản lí kinh tế vĩ mơ Nhà nước đang trong q trình đổi mới và hồn thiện, các doanh nghiệp không thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời với sự thay đổi của cơ chế, chính sách vĩ mơ. Vì thế trong những năm gần đây một số doanh nghiệp bị thua lỗ phá sản, vỡ nợ do hậu quả của q trình thay đổi chính sách quản lí kinh tế. Thêm vào đó, cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cịn q chậm, trong khi đó chế độ quy định về thế chấp tài sản lại thường xuyên thay đổi nên hạn chế tiến trình cho vay của ngân hàng.
Thứ hai là, hệ thống dự báo rủi ro không kịp thời, không cụ thể, hiệu quả chưa được phát huy cao. Nguyên nhân là do hệ thống dự báo rủi ro của Ngân hàng Nhà Nước nhận thông tin từ các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại cung cấp thông tin không kịp thời nên thông tin mà Ngân hàng Nhà nước dự báo về rủi ro luôn chậm hơn so với thực tế bên ngoài.
Thứ ba là, hiệu lực của cơ quan hành chính pháp lí chưa đáp ứng được
yêu cầu giải quyết tranh chấp để sớm thu hồi vốn cho ngân hàng. Hiện nay việc phát mãi tài sản của khách hàng để xử lí nợ phải thơng qua nhiều giai đoạn, mất nhiều thời gian để đưa ra tịa, chờ xử lí, bán tài sản… Các q trình đó làm mất nhiều chi phí cũng như thời gian cho các ngân hàng trong việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng.
Thứ tƣ là, các đối thủ cạnh tranh trong tương lai sẽ lớn mạnh là một thách thức cho ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như Ngân hàng Á Châu hiện tại khơng có văn phịng giao dịch hoặc chi nhánh nào trên địa bàn huyện nhưng thị phần của ngân hàng này ở huyện Phú Tân không nhỏ và đang ngày càng lớn mạnh, doanh số cho vay của Á Châu vào huyện liên tục tăng qua các năm. Nếu trong tương lai, Ngân hàng Á Châu đẩy mạnh hoạt động tín dụng vào địa bàn thì đây sẽ là một trong những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của NHNo Phú Tân.
Thứ năm là, ngày nay môi trường kinh tế phát triển vượt bậc, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều thử thách cho hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT nói riêng. Sự cạnh tranh của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài là một thách thức lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cịn gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng khác. Trên địa bàn huyện hiện nay có 5 NHTM và 3 tổ chức quỹ tín dụng tạo ra một áp lực lớn cho ngân hàng trong kinh doanh, đã chia sẽ thị phần tín dụng và huy động vốn bằng các chính sách ưu đãi về lãi suất.
Năm 2008, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn sẽ tiến hành cổ phần hóa. Đây là một thách thức rất lớn cho ngân hàng trong tiến trình phát triển. Khi tiến hành cổ phần hóa, các cơ chế chính sách hoạt động sẽ có nhiều thay đổi, ngân hàng cần có những điều chỉnh thích hợp để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó ngân hàng sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cổ phần khác sẽ xâm nhập vào địa bàn hiện tại, chia sẽ thị phần. Để có thể tồn tại và phát triển khi cổ phần hóa ngay từ bây giờ ngân hàng cần có bước chuẩn bị thiết thực từ cơ chế hoạt động đến khâu quản lý.
M00a trận SWOT: MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
Cơ hội (O) 1. Mở rộng thị trường 2. Thu nhập của nhóm khách hàng mục tiêu tăng