Chính sách phịng chống rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú tân (Trang 70 - 72)

+ Thu nợ từ quỹ dự phòng rủi ro là 980 triệu đồng.

5.2.6. Chính sách phịng chống rủi ro

Phịng chống rủi ro trong hoạt động tín dụng được coi là yếu tố hàng đầu bảo đảm an tồn và tăng trưởng tín dụng, cũng như là bảo đảm đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, vốn cho vay được thu hồi về cả gốc và lãi. Do đó phịng chống rủi ro tín dụng là điều quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.

Xuất phát từ những tinh thần trên ngân hàng luôn đề cao cảnh giác rủi ro trong hoạt động, quan niệm rủi ro bao giờ cũng tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng nhất là hoạt động tín dụng. Chi nhánh cần phải đẩy mạnh hoạt động của bộ phận phụ trách thơng tin tín dụng cập nhật nhanh chóng thơng tin về các khách hàng lớn qua hệ thống mạng của Ngân hàng Nhà nước. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thẩm định phương án vay vốn, thu hồi nợ vay.

Ngân hàng cần phân công cụ thể trách nhiệm cán bộ phụ trách giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng và theo dõi rủi ro của khoản cho vay. Yêu cầu giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tín hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh; phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng; nhằm đề xuất các giải pháp xử lí kịp thời. Kết quả kiểm tra kiểm soát đều phải lập biên bản kèm theo các nhận xét, kiến nghị đề xuất với khách hàng và lãnh đạo ngân hàng cho vay. Cán bộ tín dụng ở chi nhánh phải có biện pháp để theo dõi, nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi diễn biến của quá trình sử dụng tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh chung của khách hàng. Các lĩnh vực phải xem xét và kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra lại cơ sở của khách hàng (kiểm tra đảm bảo tiền vay và tình hình sử dụng vốn vay thực tế).

+ Theo dõi tình hình thị trường và ngành nghề sản xuất kinh doanh của người vay có ảnh hưởng đến vốn vay của ngân hàng.

+ Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì phải bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng.

+ Phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng. Đối với các khách hàng có dư nợ lớn, định kì 06 tháng và 01 năm, cán bộ tín dụng phải phân tích tồn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, tài

chính của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp cho vay, thu nợ, quản lí tín dụng theo loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn là những vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy NHNo & PTNT có vai trị quan trọng và rất nhạy cảm đối với vấn đề này. Sự vững chắc và ổn định của ngân hàng đã góp phần thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là giả quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

CHƢƠNG 6

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú tân (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)