2. Cho vay các TCKT
3.5.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN 3.5.1.Doanh số cho vay
3.5.1.Doanh số cho vay
NHNo & PTNT tỉnh An Giang là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn của An Giang. Với những đặc trưng cơ bản của ngân hàng quốc doanh, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phú Tân với những hạn chế khách quan vốn có nên công tác sử dụng vốn chủ yếu là dùng cho hoạt động tín dụng, cịn các hình thức sử dụng vốn khác như các ngân hàng trên thế giới chẳng hạn như đầu tư góp vốn liên doanh, thu mua cổ phần… hầu như không được thực hiện ở chi nhánh. Vì thực tế trên, khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phú Tân cũng chính là hiệu quả của việc đầu tư tín dụng.
Hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phú Tân đa dạng và phong phú, với nhiều loại hình tín dụng khác nhau và cho vay đa dạng hóa các ngành kinh tế với các thời hạn khác nhau. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta phân tích họat động tín dụng theo ngành kinh tế và theo thời hạn tại ngân hàng.
3.5.1.1.Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Phú Tân là một huyện thuần nông, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào dự trữ lúa. Tuy nhiên doanh số cho vay qua 3 năm có sự thay đổi rất lớn giữa các ngành. Qua biểu đồ ta thấy doanh số cho vay ngành nông nghiệp và ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua 3 năm.
Hình 2: Tỷ trọng cho vay các ngành (2004 – 2006)
Nếu như tỷ trọng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các ngành khác chiếm tương đối nhỏ và tăng giảm khơng đều thì ngành nơng nghiệp lại mang một nét rất khác. Năm 2004 doanh số cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất là 37,34% trong tổng doanh số cho vay. Đây là môt vấn đề tất nhiên bởi huyện Phú Tân chủ yếu là nông nghiệp. Thêm vào đó, khách hàng chính của ngân hàng là nông dân và các hộ sản xuất nông nghiệp. Việc tập trung vốn vào ngành nơng nghiệp là hồn tồn đúng định hướng hoạt động của ngân hàng. Đến năm 2005, doanh số cho vay của ngành vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay nhưng tỷ trọng giảm so với năm 2004 chỉ đạt 35,19%. Nguyên nhân là do trong năm 2005 doanh số cho vay của ngành tuy có tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn tổng doanh số cho vay. Và tỷ trọng này tiếp tục giảm vào năm 2006 chỉ còn 33,20% trong tổng doanh số cho vay.
Trong hai năm 2004 và 2005 doanh số cho vay của ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao chỉ thấp hơn ngành nơng nghiệp. Nhưng có một sự
2005 35,19% 35,19% 31,37% 24,96% 8,48% Nông nghiệp Công nghiệp - TTCN Thương mại, dịch vụ Ngành khác 2004 12,56% 37,34% 16,66% 33,44% 2006 33.20% 9.15% 42.46% 15.18%
thay đổi vượt bật là vào năm 2006 doanh số cho vay của ngành đã vượt qua ngành nông nghiệp, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay chiếm 42,46% tổng doanh số cho vay.
Có thể nói Phú Tân tuy là một huyện thuần nông nhưng trong thời gian gần đây các ngành thương mại dịch vụ phát triển khá mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện. Đây là xu hướng phát triển mới của huyện để hịa mình vào nền kinh tế mở cửa và hội nhập. Xem xét từ góc độ này ta thấy trong tương lai chi nhánh đáp ứng được định hướng phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay. Đây là điểm khởi sắc trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Trong tương lai ngân hàng sẽ mở rộng cho vay sang khối ngành thương mại dịch vụ; phù hợp tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Tóm lại cơ cấu cho vay đang có thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế mới, đây là một nỗ lực của mọi thành viên trong chi nhánh nhằm mang lại hiệu quả cao trong cơng tác tín dụng.
Để có thể hiểu rõ hơn chúng ta sẽ xem xét doanh số cho vay cụ thể của từng ngành.
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (2004 – 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của phịng Tín Dụng)
Dựa vào bảng số liệu 5 ta thấy doanh số cho vay tăng liên tục trong ba năm. Từ năm 2004 doanh số cho vay chỉ có 253.381 triệu đồng, năm 2005 doanh số cho vay là 314.509 triệu đồng tăng 24,12% so với năm 2004 số tiền tăng là 61.128 triệu đồng. Khơng dừng lại ở đó, doanh số cho vay tiếp tục tăng vào năm
CHỈ TIÊU 2004 2005 2006
SO SÁNH
05/04 SO SÁNH 06/05
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Nông nghiệp 94.611 110.680 149.514 16.069 16,98 38.834 35,09 Trồng trọt 1.664 523 131 (1.141) (68,57) (392) (74,95) Trồng trọt 1.664 523 131 (1.141) (68,57) (392) (74,95) Chăn nuôi 92.947 110.157 149.383 17.210 18,52 39.226 35,61 2. Công nghiệp – Tiểu
thủ công nghiệp 31.827 26.669 41.224 (5.158) (16,21) 14.555 54,58 3. Thương mại, dịch vụ 84.724 98.672 191.213 13.948 16,46 92.541 93,79 4. Ngành khác 42.219 78.488 68.339 36.269 85,91 (10.149) (12,93)
điểm mạnh của ngân hàng, vì ngân hàng đã tìm được nhiều khách hàng tin tưởng để cho vay nên tổng doanh số cho vay và lợi nhuận thu về từ hoạt động này sẽ cao hơn.
Trong năm 2004 doanh số cho vay của ngành nông nghiệp là 94.611 triệu đồng, cao nhất trong các ngành. Đến năm 2005 doanh số cho vay tăng 16,98% với số tiền tăng là 16.069 triệu đồng. Doanh số cho vay của ngành tiếp tục tăng khá cao vào năm 2006, tăng 38.343 triệu đồng với tốc độ tăng 35,09% so với năm 2005. Thế nhưng xét trong cơ cấu cho vay của ngành nông nghiệp thì có một sự tách biệt rất lớn. Nếu như ngành chăn ni chiếm đa số thì ngành trồng trọt chiếm rất nhỏ trên dưới 1% trong doanh số cho vay ngành nông nghiệp. Đây là một khoảng cách rất lớn giữa hai ngành.
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 Số tiền (triệu đồng) 2004 2.005 2006 Năm
Hình 3: Doanh số cho vay ngành nơng nghiệp (2004 - 2006)
Trồng trọt Chăn nuôi
Ngành trồng trọt chủ yếu là trồng lúa và hoa màu. Doanh số cho vay ngành trồng trọt giảm một cách liên tục qua ba năm. Năm 2004 doanh số cho vay ngành đạt 1.664 triệu đồng nhưng đến năm 2005 giảm 68,57% với số tiền là 1.141 triệu đồng. Sang năm 2006 doanh số cho vay ngành trồng trọt tiếp tục suy giảm 74,95% với số tiền là 392 triệu đồng. Nguyên nhân của sự suy giảm đáng kể trên là những năm qua do ảnh huởng của bão lụt, dịch bệnh ngân hàng đã điều chỉnh cơ cấu đầu tư sang các đối tượng khác để hoạt động được an tồn hơn.
Khi đã xác định ngành nơng nghiệp là đối tượng chính của địa phương thì ngành chăn ni chiếm vị trí rất quan trọng. Tỷ trọng doanh số cho vay của ngành chăn nuôi chiếm trên 90% trong doanh số cho vay ngành nông nghiệp. Những năm trước đây, chăn nuôi chỉ được xem là phần thu nhập phụ của hộ sản
xuất, mục đích là tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi và thức ăn sẵn có trong gia đình để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, vài năm gần đây phong trào nuôi cá tra, cá basa lan rộng nhất là từ khi nhà nước cho xuất khẩu thì đây lại trở thành điểm nóng phát triển. Năm 2004 doanh số cho vay của ngành chăn nuôi là 92.947 triệu đồng và tiếp tục tăng ở hai năm tiếp theo. Năm 2005 doanh số cho vay ngành đạt 110.157 triệu đồng với tốc độ tăng 18,52%. Không dừng lại ở đó doanh số cho vay ngành với tốc độ tăng 35,61% đạt 149.383 triệu đồng vào năm 2006. Có thể nói ngân hàng đã khơng ngừng nổ lực phấn đấu vì mục tiêu tồn tại của ngân hàng mà hơn hết là vì sự phát triển nền kinh tế huyện nhà.
Năm 2006 là năm có sự tăng trưởng nhảy vọt về doanh số cho vay của ngành thương mại dịch vụ; so với năm 2005 thì cho vay ngành thương mại dịch vụ tăng lên đến 93,97%, tức là tăng 92.541 triệu đồng. Đây là điểm khởi sắc trong hoạt động của ngân hàng. Nền kinh tế huyện đã bắt kịp nhịp phát triển chung của đất nước.
0 50.000 100.000 150.000 200.000 Số tiền (triệu đồng) 2004 2005 2006 Năm
Hình 4: Doanh số cho vay ngành Thương mại - Dịch vụ (2004 - 2006)
Thế nhưng ngành công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp (CN – TTCN) có sự tăng giảm khơng đều qua các năm.
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 Số tiền (triệu đồng) 2004 2005 2006 Năm
Hình 5: Doanh số cho vay ngành CN - TTCN (2004 - 2006)
Năm 2005 doanh số cho vay ngành CN – TTCN giảm mạnh chỉ còn 26.669 triệu đồng so với năm 2004 là 31.827 triệu đồng với tốc độ giảm là 16,21%. Năm 2005 là năm có nhiều biến động về giá cả nhất là giá các loại vật liệu tăng nhanh chóng đã gây nhiều khó khăn, tổn thất cho hoạt động của ngành. Ngành cơng nghiệp ở huyện cịn non trẻ nên gặp rất nhiều trở ngại trong sự cạnh trang để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó các ngành tiểu thủ công ngiệp là những ngành truyền thống của địa phương, trước sức ép của hàng hóa thị trường một số ngành đã không thể vững vàng tiếp tục phát triển. Thế nhưng đến năm 2006 doanh số cho vay ngành tăng nhanh, là dấu hiệu sự sống lại của ngành. Trước những khó khăn của ngành, NHNo & PTNT huyện Phú Tân đã chung vai sát cánh vượt qua gian nan, thử thách với ngành. Doanh số cho vay trong năm đạt 41.224 triệu đồng, tăng 54,58% so với năm 2005. Tại địa phương ngân hàng cho vay chủ yếu các ngành công nghiệp nhẹ, và cho vay để doanh nghiệp đầu tư vào nguyên vật liệu sản xuất rồi bán hàng thu tiền về, do đó khoản vay này có vịng quay tương đối nhanh, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả mang về lợi nhuận cao cho ngân hàng. Việc đầu tư vào ngành CN – TTCN là một sự lựa chọn đúng đắn mà ngân hàng cần phát huy hơn nữa vì hiệu quả của ngân hàng cũng như của nền kinh tế địa phương.
Bên cạnh đó ngân hàng cũng khơng ngừng tìm kiếm khách hàng mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động.
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 Số tiền (triệu đồng) 2004 2005 2006 Năm
Hình 6: Doanh số cho vay các ngành khác (2004 - 2006)
Năm 2005 doanh số cho vay các ngành khác tăng nhanh với tốc độ 85,91% so với năm 2004. Như vậy, ngân hàng không chỉ giới hạn phạm vi của mình ở các khách hàng truyền thống mà bằng sự năng động nhiệt tình của nhân viên tín dụng đã khơng ngừng khai thác thêm những khách hàng mới để nâng cao hiệu quả cho ngân hàng. Tuy năm 2006 doanh số cho vay của ngành có giảm nhưng cần phải hiểu rằng đó là những ngành mới khả năng phát triển và ổn định chưa cao. Nhưng nếu như ngân hàng biết cách nắm bắt thì đây là nhóm khách hàng mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ trong tương lai.
Qua sự phân tích trên ta thấy hoạt động ngân hàng đã có bước chuyển đổi và tình hình cho vay của của chi nhánh đang tăng trưởng tốt. Để đạt được doanh số cho vay như vậy là do ngân hàng đã có chính sách kinh doanh thích hợp đối với các khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Ngoài ra ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho đầu tư các cơng trình lớn của địa phương và của mọi đối tượng khách hàng, góp phần kích thích các ngành kinh tế phát triển đều và bền vững. Tuy nhiên nên phân tán rủi ro trong cho vay bằng cách không nên tập trung cho vay quá nhiều ở ngành nông nghiệp, và ngân hàng nên cho vay thêm ở ngành thương mại- dịch vụ để giảm thiểu rủi ro.
3.5.1.2.Doanh số cho vay theo thời hạn
Trong những năm qua, hầu hết các khoản cho vay của ngân hàng đều là ngắn hạn và trung hạn, khơng có món vay dài hạn. Nguyên nhân chính là do đặc
thù nền kinh tế huyện, khách hàng chính là các hộ nơng dân và các hộ sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ.
Doanh số cho vay ngắn hạn tăng đều qua ba năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 179.276 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,75%. Và tỷ trọng này tiếp tục tăng chiếm 80,08% vào năm 2005 và năm 2006 là 83,97%. Bên cạnh sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn là sự giảm sút của doanh số cho vay trung hạn. Doanh số cho vay trung hạn giảm liên tục: năm 2004 là 29,25% nhưng năm 2005 chỉ còn 19,92% và 16,03% trong năm 2006. Cho vay ngắn hạn sẽ ít rủi ro, khả năng thu hồi vốn nhanh nên ngân hàng tăng cường cho vay ngắn hạn. Để có thể hiểu rõ hơn vì sao ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn hơn là trung hạn chúng ta xem xét cụ thể hơn tình hình cho vay ngắn hạn và trung hạn biến động qua ba năm.
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN (2004 – 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 SO SÁNH 05/04 SO SÁNH 06/05
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay ngắn hạn 179.276 251.865 378.100 72.589 40,49 126.235 50,12 Doanh số cho vay trung hạn 74.105 62.644 72.190 (11.461) (15,47) 9.546 15,24
Tổng 253.381 314.509 450.290 61.128 24 135.781 43
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động của phịng Tín Dụng)
200470,75% 70,75% 29,25% 2004 70,75% 29,25%
Hình 7: Cơ cấu cho vay theo thời hạn (2004 – 2006)
2005
80,08%19,92% 19,92%
Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay trung hạn
Bảng số liệu 6 đã phản ánh được điểm khởi sắc của hoạt động cho vay ba năm qua. Doanh số cho vay tăng liên tục là một nổ lực rất lớn của ngân hàng. Năm 2004 doanh số cho vay là 253.381 triệu đồng nhưng đến năm 2005 với tốc độ tăng 24% doanh số cho vay đạt 314.509 triệu đồng. Có thể nói năm 2006 là năm kinh doanh hiệu quả của ngân hàng, doanh số cho vay cao nhất trong ba năm. Năm 2006 là năm nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Cùng với sự phát triển ồ ạt của nền kinh tế người dân cũng đã ra sức phấn đấu phát triển kinh tế gia đình. Các nhu cầu vốn của người dân được ngân hàng đáp ứng đã đẩy doanh số cho vay tăng vượt bật.
Doanh số cho vay ngắn hạn tăng tỷ lệ thụân với tổng doanh số cho vay. Năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 179.276 triệu đồng. Với tốc độ tăng 40,49% doanh số cho vay tăng 72.589 triệu đồng so với năm 2004. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng là do:
- Về phía ngân hàng:
+ Chính sách đầu tư của ngân hàng là cho vay ngắn hạn vì ít rủi ro, khả năng thu hồi vốn nhanh.
+ Nguồn vốn huy động của ngân hàng còn thấp nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn.
+ Ngân hàng đã xác định nhóm khách hàng mục tiêu để cho vay. Có thể nói khách hàng mục tiêu của ngân hàng là nơng dân và các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong hai năm 2005 và 2006 ngân hàng đã tăng cường đầu tư cho vay vào các đối tượng khách hàng khác cụ thể là các ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác.
+ Lãi suất cho vay tương đối hấp dẫn.
- Về phía khách hàng: nhu cầu vốn ngắn hạn của khách hàng tăng.
+ Khách hàng truyền thống là nơng dân và các hộ sản xuất gia đình nên nhu cầu vốn chủ yếu là theo mùa vụ. Với tình hình kinh tế của huyện hiện nay nhu cầu vốn năm 2007 sẽ tiếp tục tăng khi phong trào nuôi cá tra, cá basa được nhân rộng.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: đây là nhóm khách hàng mục tiêu mới của ngân hàng. Ngân hàng chủ yếu cho vay để doanh nghiệp đầu tư vào nguyên vật liệu sản xuất rồi bán hàng thu tiền về; do đó khoản vay này có vịng quay tương