------
6.1. KẾT LUẬN
Trong những năm qua với chính sách kinh tế đổi mới của Đảng và Nhà nước đã làm cho nhiều hoạt động trong các lĩnh vực đạt được những hiệu quả nhất định, đặt biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn đưa nước ta lên vị trí hàng đầu về xuất khẩu gạo với sản lượng năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành xuất sắc kế hoạch của Đảng và Nhà nước giao.
Qua thực tế phát triển kinh tế nông thôn cho ta thấy vai trị sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp là quan trọng, cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành sản xuất nhằm phát triển kinh tế nơng thơn, đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn đã góp phần làm tăng đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế
Hoạt động qua nhiều năm đã chứng minh NHNo & PTNT huyện Phú Tân đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là những người dân và những người sản xuất, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng chuyên về huy động vốn và tín dụng, đây là hướng đi hoàn toàn đúng đắn, mặc khác nó như huyết mạch chảy âm thầm trong nền kinh tế. Qua phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NHNo & PTNT huyện Phú Tân tôi rút ra một số kết luận sau:
+ Về công tác huy động vốn: Vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Phú Tân tăng rất ít qua ba năm. Thêm vào đó vốn huy động ln chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Như vậy khả năng thu hút vốn của ngân hàng chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng vốn từ khách hàng. Ngân hàng cần dùng nhiều biện pháp hơn để tăng huy động giúp ngân hàng chủ động cao trong hoạt động.
+ Về hoạt động cho vay: Có thể nói cơng tác tín dụng của NHNo & PTNT huyện Phú Tân đã được mở rộng nhưng chưa đa dạng đối tượng khách hàng, tín dụng ngắn hạn tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn trên tổng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ…tuy nhiên nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Từ đó cho thấy hoạt động
thấy ngân hàng sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả như mong muốn vì tỷ lệ nợ q hạn cịn q cao. Tỷ lệ tín dụng trung hạn cịn thấp nên hiệu quả chưa cao, đây là hạn chế của ngân hàng.
+ Về hoạt động khác: Hầu hết vốn của ngân hàng được sử dụng cho cơng tác tín dụng. Hơn 90% vốn dùng cho tín dụng. Các hoạt động đầu tư khác chưa được chú trọng mở rộng, ngân hàng hầu như không đầu tư vào chứng khoán trong khi tương lai thị trường này sẽ phát triển mạnh khi thực hiện xong chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Ngoài ra các dịch vụ ngân hàng còn khá đơn giản, việc sử dụng vốn của ngân hàng chưa đa dạng, chưa có máy ATM để phục vụ khách hàng sử dụng thẻ. Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của ngân hàng thường ra đời chậm hơn so với các ngân hàng khác.
+ Về hiệu quả sử dụng vốn: Việc giảm nợ quá hạn do ngân hàng áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu nhiều nên hiệu quả tín dụng khơng cao. Hiệu quả sử dụng vốn của NHNo & PTNT huyện Phú Tân phụ thuộc nhiều vào hiệu quả tín dụng, cho thấy tại chi nhánh hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1.Kiến nghị với NHNo & PTNT Tỉnh An Giang
+ Trước khi cho ra đời một sản phẩm dịch vụ mới nên cho cán bộ các Chi nhánh tập huấn nhuần nhuyễn.
+ Đẩy nhanh tiến trình triển khai hệ thống máy ATM đến tất cả các Chi nhánh trong toàn hệ thống, khai thác ưu điểm của dịch vụ này.
+ Khi Chi nhánh trình hồ sơ tín dụng, thời gian giải quyết nên nhanh chóng, đúng hoặc sớm hơn thời gian quy trình quy định.
+ Quà tặng khách hàng nên đa dạng, có thể chi bằng tiền nếu khách hàng không nhận quà. Cho phép NHNo huyện mua quà theo giá trị cấp trên qui định cho từng loại kì hạn. NHNo tỉnh An Giang nên giao quyền tặng quà cho NHNo huyện kể cả các mòn quà lớn và quà nhỏ cho phù hợp với thị hiếu khách hàng.
+ Nên áp dụng hình thức huy động vốn thu – chi tại nhà khách hàng.(Huy động vốn lưu động)
+ Nên duy trì tiết kiệm dự thưởng đến hết ngày 31/12/2007
6.2.2. Kiến nghị với NHNo & PTNT huyện Phú Tân
+ Cần cải tiến giảm bớt thủ tục tạo thuận lợi cho các hộ sản xuất trong việc
vay vốn phục vụ sản xuất mà không sai luật định
+ Nâng cao khả năng huy động bằng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm tăng nguồn vốn huy động, hạn chế sử dụng vốn cấp trên.
+ Tăng cường cho vay trung hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất đặc biệt là những vùng có khả năng trồng cây lâu năm, các vật ni có hiệu quả kinh tế cao.
+ Cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng truyền thống .
+ Hồn thiện cơ chế quản lí điều hành trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể ngân hàng ngày càng tốt đẹp hơn.
+ Tăng cường việc đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thơng tin trong
cơng tác điều hành quản lí. Phát triển đội ngũ Marketing vững mạnh được đào tao chuyên môn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong q trình hoạt động để đảm bảo sức mạnh nội tại trong hệ thống ngân hàng.
+ Nghiên cứu thị trường để có thể mở thêm nhiều địa điểm huy động vốn tại các nơi đông dân cư.
+ Tăng cường thông tin, tuyên truyền, tiếp thị kết hợp với áp dụng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt theo từng thời kỳ để nâng dần thị phần trên địa bàn hoạt động
6.2.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc
+ Cần hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ nông dân đầu tư sản xuất đúng định hướng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Cần nhanh chóng củng cố kiện tồn các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư và bảo vệ thực vật để hướng dẫn các hộ sản xuất sử dụng vốn tín dụng một cách tối ưu .
+ Phải có những biện pháp giả quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.
+ Đề nghị các ngành chức năng xem xét lại các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sao cho rút ngắn thời, gian thủ tục đơn giản.