2. Cho vay các TCKT
3.6.2.2. Khả năng cân đối vốn của ngân hàng
* Tổng dư nợ / Tổng tài sản: Chỉ tiêu này thể hiện quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong ba năm qua chỉ tiêu này luôn cao trên 97%, như vậy cứ một đồng tài sản ngân hàng đã đầu tư vào hoạt động tín dụng trên 0,97 đồng. Điều này phản ánh quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên chỉ tiêu này luôn giảm là dấu hiệu đáng lo ngại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chứng tỏ việc hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản giảm sút. Đây là vấn đề hạn chế của ngân hàng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ. Thêm vào đó, trong thời gian qua do sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM, việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng gặp khơng ít khó khăn.
* Tổng dư nợ/Vốn huy động: Năm 2004 tỷ lệ này là 6,35 lần, năm 2005 là
3,64 lần và 3,58 lần vào năm 2006. Nhìn chung qua ba năm tỷ lệ này luôn lớn hơn 1 nên vốn tự huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và ngân hàng đã giải quyết bằng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Đối với bất kỳ nguồn vốn tự huy động hay là vốn vay Trung Ương ngân hàng đều phải chịu một khoản chi phí, vì thế việc điều hành giữa vốn tự huy động và vốn vay sao cho đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng và tốn chi phí là ít nhất thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng. Tuy nhiên ngân hàng đã cố gắng để nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy động, giảm tỷ lệ này chỉ còn 3,58% vào năm 2006.
* Hệ số thu nợ: Phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả
năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu được trong một thời kì nhất định từ một đồng doanh số cho vay.
Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ giảm liên tục. Việc giảm hệ số thu nợ cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng chưa tốt, chất lượng tín dụng chưa cao.
* Vịng quay tín dụng: Tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân vịng quay tín dụng năm sau ln cao hơn năm trước. Vịng quay tín dụng tăng qua ba năm là điều tốt cho thấy ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả.
Cụ thể năm 2004 vịng quay tín dụng là 1,28 vịng, năm 2005 là 1,35 vòng và đạt 1,56 vòng vào năm 2006. Tuy nhiên do ảnh hưởng của nợ quá hạn tại chi nhánh nhiều và để làm giảm nợ quá hạn ngân hàng đã xử lí rất nhiều nợ quá hạn thay vì thu hồi từ khách hàng nên hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh chưa thật sự cao. Tình hình thực tế cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng tốt hơn thì vịng quay tín dụng sẽ tăng hơn nũa thay vì dừng lại ở 1,56 vịng như hiện nay. Tóm lại, hiện nay cơng tác sử dụng vốn của ngân hàng chưa thật sự đạt hiệu quả.
* Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng
tín dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Qua bảng 12, nợ quá hạn biến động không đều qua các năm.
Năm 2005 tỷ lệ này tăng 0,35% và năm 2006 giảm 0,79% là do trong năm 2006 nợ quá hạn được chuyển sang ngoại bảng một phần khá lớn nên là nợ quá hạn giảm vì thế sự giảm tỷ lệ này khơng nói lên được ngân hàng đã sử dụng vốn hiệu quả.
Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ của ngân hàng qua ba năm đều rất thấp, nhỏ hơn nhiều so với quy định của ngân hàng Nhà nước (5%). Tỷ lệ này là cao nhất trong năm 2005 là 1,32%. Tỷ lệ này tăng là do từ phía khách hàng vay vốn, do nguyên nhân khách quan mà khách hàng làm ăn thua lỗ khơng có khả năng trả cho ngân hàng, tuy ngân hàng vẫn có thu nợ qua phát mãi tài sản thế chấp nhưng vẫn khơng đủ bù đắp. Trước tình hình kinh tế phức tạp, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh khơng thuận lợi, sức mua giảm… nói chung hoạt động tín dụng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Năm 2006 tỷ lệ này đạt so với toàn ngành một phần là do các khoản nợ khó địi chuyển sang ngoại bảng để xử lý. Bên cạnh đó là nhờ vào
sự nổ lực của cán bộ tín dụng nói riêng trong cơng tác thẩm định lựa chọn khách hàng, lựa chọn phương án cho vay vốn, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay. . . cũng như của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong ngân hàng nói chung. Nhưng cũng thừa nhận một điều là cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng cịn bng lỏng, số dư nợ cho vay thông qua bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể khi đến hạn việc thu hồi nợ hết sức khó khăn, nhiều hộ cố tình khơng trả, những hộ cịn lại lấy điều kiện cho vay lại mới trả nhưng đây là hình thức tín chấp của các tổ chức đồn thể bảo lãnh món vay nhiều, số tiền từng món nhỏ nên việc xử lý bằng pháp luật rất khó khăn. Chính vì vậy ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị.
Tóm lại, tình hình tài chính của ngân hàng ổn định nhưng cịn những hạn chế nhất định. Hoạt động tín dụng đạt hiệu quả chưa cao, chịu sức ép từ phía mơi trường kinh doanh, dễ bị tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh doanh. Ban giám đốc và tồn thể cán bộ trong ngân hàng phải có chủ trương kế hoạch cụ thể trong việc xử lý nợ quá hạn, có biện pháp để hạn chế và giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn một cách hiệu quả.