Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 66 - 67)

Chiều cao cũng là một trong những nhân tố phản ánh sinh trưởng của lâm phần. Sinh trưởng chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loài cây, mật độ, điều kiện lập địa, mức độ thâm canh…

Cũng giống như sinh trưởng về đường kính thì để đánh giá được sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của lâm phần, ta tiến hành tính tốn các đặc trưng mẫu cho tưng ơ tiêu chuẩn riêng biệt và cả bộ số liệu chung. Kết quả thu được ở phụ biểu 13. Tổng hợp kết quả ở phụ biểu 13 ta được biểu sau:

Biểu 4.13: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn)

OTC n (cây) Hvn (cm) S S2 S% Ex Sk R P% 1 61 12.22 1.375 1.890 11.249 1.795 -0.739 6. 9 1.440 2 63 11.88 1.270 1.613 10.694 -0.024 -0.343 6. 4 1.347 3 63 12.17 1.511 2.282 12.415 -0.578 -0.241 6. 9 1.564 4 65 12.01 1.109 1.230 9.236 1.560 -0.633 6. 3 1.146 Thuần nhất 247 12.15 1.208 1.458 9.941 -0.371 -0.024 6. 6 0.633

Từ biểu kết quả trên ta thấy: Chiều cao vút ngọn trung bình tại 4 ơ tiêu chuẩn biến động ít, nằm trong khoảng 11,88-12,22 m. Sai tiêu chuẩn (S), hệ số biến động (S%), phạm vi biến động (R) tương đối nhỏ và khi xét chung trong tổng thể các ơ tiêu chuẩn thì ta thấy có sự chênh lệch ít giữa các ơ tiêu chuẩn riêng biệt. Điều này chứng tỏ trong mỗi ơ tiêu chuẩn có sự phân hóa về chiều cao là nhỏ và giữa các ơ tiêu chuẩn khơng có nhiều sự chênh lệch về chiều cao vút ngọn. Đối chiếu kết quả này với kết quả của ô mẫu đã thuần nhất ta cũng thấy vn của số liệu thuần nhất bằng 12,15m và nằm trong khoảng biến động về chiều cao của các ơ tiêu chuẩn, kết quả này cho thấy có sự tương đồng rất cao về sinh trưởng Hvn ở các lâm phần khác nhau. Chính sự thuần

cân đối, đồng đều về chỉ tiêu sinh trưởng này của các ô tiêu chuẩn khác nhau ở các lâm phần khác nhau.

Xét về độ lệch (Sk) đặc trưng cho mức độ chênh lệch của đỉnh đường cong so với số trung bình ở mỗi ơ tiêu chuẩn ta cũng thấy độ lệch về đường cong chiều cao đều nhỏ thua 0, chứng tỏ đỉnh đường cong lệch phải, điều đó cho thấy số cây có chiều cao trung bình đến lớn trong các lâm phần chiếm chủ yếu. Cây đã đạt tuổi thành thục số lượng và cũng là giai đoạn cho khai thác chính với sản lượng mủ lớn. Dựa vào kết quả ở biểu 4.13 ta thấy Sk ở mẫu thuần nhất là bé nhất, điều đó cho thấy sự thuần nhất và sàng lọc số liệu thô giúp cho dãy số liệu đưa về ổn định và có quy luật hơn.

Về chỉ số độ nhọn (Ex) ta thấy có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các ô tiêu chuẩn, biến động trong khoảng -0,024 đến 1,795. Nhưng xét về trị số thì ta thấy độ nhọn của đường cong thực nghiệm tương đối nhỏ. Khi thuần nhất số liệu thì độ nhọn có giá trị nhỏ và tiệm cận với phân bố chuẩn, chứng tỏ lâm phân phát triển rất tốt và ổn định.

Hệ số chính xác (P%) nhỏ, dao động trong khoảng 1,146-1,564%. Điều này cho thấy sai số rút mẫu là rất nhỏ. Hệ số chính xác ở mẫu số liệu thuần nhất là 0,633%, nhỏ nhất so với các ô tiêu chuẩn chưa qua sàng lọc số liệu thô. Chứng tỏ việc rút mẫu từ tổng thể là chính xác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 66 - 67)