Giao thông, cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 40)

Tỉnh Bình Phước có vị trí địa lý và đường giao thông tương đối thuận lợi, có xa lộ Bắc Nam và đường sắt xuyên Á đi qua, không cách xa trung tâm TP.HCM; có thị trường rộng lớn của vùng Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung và các nước khu vực Đông Nam Á.

Thị xã Đồng Xoài cách thành phố Hồ Chí Minh 110km, là cửa ngõ cầu nối của vùng với vùng Tây Nguyên và vương quốc Campuchia.

Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh tương đối hoàn chỉnh với tổng số đường bộ trên địa bàn tỉnh đã tăng lên 402 tuyến, trong đó có 2 tuyến quốc lộ do TW quản lý, 13 tuyến tỉnh lộ do Tỉnh quản lý và 387 tuyến do huyện thị quản lý. Với tổng chiều dài đường giao thông là 3.709km, trong đó đường bê tông nhựa 9 tuyến/229,36km, chiếm 6,18%, đường láng nhựa 42 tuyến/675,83 km, chiếm 18,22%, đường cấp phối sỏi đỏ là 169 tuyến/2.071,61 km chiếm 55,85% còn lại là đường đất, cầu bê tông, cầu sắt, cầu dã chiến.

Một số đường huyết mạch nối với vùng kinh tế trọng điểm và Vương Quốc Campuchia:

+ Quốc lộ 14 nối Tây Nguyên (đường Trường Sơn công nghiệp hoá) qua Bình Phước về Thành phố Hồ Chí Minh với 112.70km là đường bê tông nhựa. Điểm đầu từ cầu Tham Rớt (ranh tỉnh Bình Dương) đến điểm cuối là cửa khẩu Hoa Lư (ranh Vương quốc Campuchia)

3.2.4. Kinh tế

Trong những năm qua Bình Phước có nhiều chuyển biến tích cực trong mọi lĩnh vực, đã định hướng phát triển kinh tế xã hội phù hợp với định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đảm bảo tính bền vững – từ đó chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này đã giúp tỉnh Bình Phước có những thành tựu rất đáng khích lệ.

Tỉnh đã khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ để phát triển công nghiệp chế biến: cao su thành phẩm, nhân hạt điều, tinh bột sắn… Sau 10 năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,51 lần, bình quân mỗi năm tăng 35,61%, tỉ trọng công nghiệp (không kể xây dựng) trong GDP tăng từ 2,43% (năm 1997) lên 15,37% (năm 2006). Nhờ có các con sông lớn mà Bình Phước đã xây dựng được nhiều công trình thủy điện: thủy điện Thác Mơ (150 MW), thủy điện Cần Đơn (72 MVA) và một số thủy điện đang thi công khác.

GDP năm 2006 tăng gấp 2,94 lần năm 1997,

Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1997-2006: 12,75%/năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 18,50% (2006), dịch vụ 27,99% (2006) và nông - Lâm nghiệp 53,51% (2006).

Thu nhập của nhân dân không ngừng được nâng lên. GDP bình quân đầu người/năm: 197USD (năm 1997), 469USD (năm 2006), 618 USD (năm 2007) (Nguồn:Trang thông tin điện tử Bình Phước (www.binhphuoc.gov.vn))

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 40)