Giá trị sử dụng của Cao su.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 71 - 75)

Cây Cao su chiếm vị trí quan trọng trong nền nơng lâm nghiệp nước ta, là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, trong ngành công nghiệp cao su đang tồn tại 3 dạng sản phẩm chính là mủ dạng khối, cao su xơng khói RSS và mủ latex. Gần 70% sản phẩm các loại cao su được sử dụng để sản xuất lốp xe. Ngồi ra cao su cịn được sử dụng sản xuất găng tay, các hàng gia dụng hàng ngày, đồ chơi trẻ em, giày dép, nệm,....

- Cao su dạng block, hay còn gọi là dạng khối. Trong đó bao gồm các sản phẩm như SVR 3L, SVR 5L, SVR 5, SVR 10, SVR CV 50, SVR CV 60. Các loại cao su này được chế tạo từ mủ tạp đơng, có đặc tính cứng, tính kháng mịn, độ đàn hồi cao. Hầu hết các loại sản phẩm này được sử dụng sản xuất lốp xe. Riêng dòng sản phẩm SVR CV 50 – 60 do độ mềm dẻo cao, thích hợp cho q trình cán, luyện nên được sử dụng dùng làm dây thun, keo dán, mặt hơng lốp xe ,mặt vợt bóng bàn… . Đây là dịng sản phẩm có giá thành cao và rất được các nhà sản xuất ưa chuộng hiện nay.

- Cao su xơng khói RSS: RSS có lực kéo dãn cao, ít bị lão hố nên thích hợp cho các sản phẩm địi hỏi tính kháng đứt cao, kháng mịn, độ cứng cao. RSS được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật như làm lốp ô tô, dây chuyền băng tải,...

- Mủ Latex: Latex là dạng mủ nước, ứng dụng cho ngành sản xuất nệm mút, gối, găng tay,...

Ngồi sản phẩm chính là mủ, mỗi ha Cao su trưởng thành hàng năm cịn có thể cung cấp khoảng 450kg hạt, có thể ép được 56kg dầu phục vụ cho công nghệ chế biến sơn, xà phịng, thức ăn chăn ni và làm phân bón rất tốt.

Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su. Sau chu kì kinh doanh mủ, thân cây được chặt lấy gỗ với trữ lượng bình quân từ 130 – 258 m3/ha phục vụ cho chế biến đồ gia dụng và xuất khẩu. Gỗ Cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hồn thiện khác

nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ “thân thiện môi trường”, do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.

4.7. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động

Những năm gần đây, giá xuất khẩu liên tục tăng nên cao su đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao không một loại cây nào bằng. Hơn nữa, vốn đầu tư ban đầu cũng như cơng sức chăm sóc thấp hơn nhiều so với những loại cây trồng khác. Do vậy Cao su đang là cái tên được rất nhiều nhà nơng-lâm nghiệp quan tâm.

Bình Phước được xem là thủ phủ của cây cao su, với diện tích hiện có khoảng 170.000 ha, trong đó riêng 7 cơng ty của Nhà nước (4 của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam và 3 của tỉnh) đang quản lý, khai thác diện tích gần 90.000 ha. Hiện nay diện tích cao su tiểu điền ở Bình Phước đang tăng với tốc độ chóng mặt. Bởi vậy mà từ rừng nghèo đến rừng giàu, rừng kinh tế đến rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và ngay cả rừng quốc gia Bù Gia Mập... cũng đang bị xà xẻo để lấy đất trồng cao su. Cao su được trồng hợp pháp trên đất lâm nghiệp và đất rừng nghèo kiệt được phép chuyển đổi xen với cao su trồng bất hợp pháp do phá rừng trái phép. Bình quân mỗi năm Bình Phước mất hàng ngàn ha rừng do bị phá bất hợp pháp lấy đất trồng cao su. Người ta chỉ quan tâm đến làm sao trồng được nhiều diện tích Cao su mà khơng quan tâm đến chất lượng rừng, đến hiệu quả sinh thái… bởi đất trồng cây Cao su được tận dụng trên mọi loại địa hình, mọi loại đất khác nhau, nguồn giống cây được lấy ồ ạt đại trà do không đủ nguồn cung cây giống cho sản xuất, kỹ thuật trồng và chăm sóc yếu, dẫn đến thực trạng nhiều rừng Cao su ở Bình Phước có chất lượng kém, cho sản lượng thấp, cao su trồng trên diện tích bất hợp pháp (Pha rừng phịng hộ, rừng đặc dụng để trồng Cao su) gây hại đến vốn rừng và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái cũng như tổn hại về đa dạng sinh học. Trước thực trạng đó, thiết nghĩ cần có những biện pháp kỹ thuật

su hiện nay, tạo ra những khu rừng Cao su có chất lượng và đảm bảo yêu cầu về môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động như sau:

+ Thứ nhất là về nguồn giống: Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Thực tế cho thấy ở Bình Phước hiện nay cây con đem đi trồng được lấy từ khá nhiều nơi do việc trồng Cao su ồ ạt cùng một thời điểm dẫn đến khan hiếm nguồn giống, nguồn giống từ các đơn vị sản xuất chất lượng không đủ cho sản xuất, do vậy cây con đem đi trồng không được chọn lựa theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nên ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. Mặt khác trên thị trường xuất hiện nhiều loại giống Cao su khác nhau song chỉ một số loại được xem là có chất lượng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của Bình Phước. Do vậy, để phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả loài cây này cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu, khảo nghiệm và chọn giống, kiểm tra cây giống và chọn lọc cây giống có chất lượng trước khi đem trồng. Xây dựng rừng giống, vườn giống đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo cung cấp tốt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho công tác trồng rừng

+ Biện pháp thâm canh: Nên tiến hành trồng rừng thâm canh và bán thâm canh góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Trong các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng, bón phân là một trong những giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên cần tính tốn kỹ lượng cho từng đối tượng rừng Cao su cụ thể để có biện pháp bón phân hợp lý, đảm bảo rừng trồng phát triển một cách tốt nhất mà không gây hại đến môi trường.

+ Cải tạo đất: Cây cao su mặc dù được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn cơng nhận là cây đa mục đích, nhưng rừng cây cao su là rừng trồng thuần lồi một tầng, khơng thể hiện đầy đủ các chức năng của rừng. Mặt khác, rừng cao su có mật độ thưa, khơng có các tầng thực vật khác liên tiếp nên đất nhanh bị bạc màu và xói mịn. Do vậy trong thời gian đầu khi cây chưa cho khai thác mủ, và những tháng khơng khai thác mủ trong năm có thể tiến hành trồng canh cây nông nghiệp ngắn ngày, giúp cải thiện đất đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân. Từ năm thứ 6 trở đi, cây Cao su bắt đầu cho khai

thác mủ, do đó việc trồng cây xen canh gây ảnh hưởng đến công việc khai thác, hơn nữa lúc này rừng đã bắt đầu khép tán, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây nông nghiệp trồng xen canh. Lúc này ta không tiến hành trồng xen canh nữa mà thay vào đó ta tiến hành vun xới đât thường xuyên để giữ tính chất của đất, giúp cây rừng phát triển tốt.

+ Chăm sóc bảo vệ rừng: Thực tế điều tra các rừng Cao su trồng thuần loài đều tuổi (trồng năm 1992) tại các địa phương khác nhau của tỉnh Bình Phước cho thấy: Cây có tuổi đời là 20 năm, mật độ hiện tại vào khoảng 305 – 325 cây/ha. Đường kính ngang ngực bình qn (1.3) bằng 25,95cm, đường kính tán bình qn (t) bằng 6,44m, chiều cao bình quân (vn) bằng 12,07m.

Như vậy mật độ tối ưu của rừng Cao su lúc này là: Nopt = 10000/t2 = = 241 (cây/ha)

Kết quả trên cho thấy, cây Cao su thuộc các lâm phần Cao su trồng năm 1992 ở Bình Phước phát triển tương đối tốt, song do việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chưa hợp lý dẫn đến chất lượng cây còn kém, cây chỉ đạt chiều cao trung bình là 12,07m thấp hơn nhiều so với chiều cao trung bình của một cây Cao su trưởng thành là khoảng 20m. Đường kính trung bình nhỏ và mật độ tương đối cao. Cần tiến hành chặt tải thưa kết hợp các biện pháp nuôi dưỡng rừng khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Số lượng cây chặt tỉa thưa ở các lâm phần là 64 – 84 cây/ha, chiếm khoảng 21 – 26%. Hiện tại cây rừng đạt 20 tuổi, sắp bước qua tuổi khai thác chính (thời gian cho khai thác mủ với sản lượng cao nhất), do vậy ta có thể xác định cây bài chặt là những cây cong queo, sâu bệnh và một phần cây già cỗi, cho sản lượng mủ thấp. Đối với từng địa phương cần xem xét hiện trạng rừng và điều kiện cụ thể để có biện pháp tác động hợp lý.

Ngồi ra cần đảm bảo cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng.

+ Khai thác : Cần khai thác đúng kỹ thuật, đúng cu kỳ kinh doanh của Cao su. Đối với khai thác lấy gỗ thì chỉ khai thác gỗ những cây già sinh học, cho sản lượng mủ thấp và khai thác tận dụng những cây cong queo sâu bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 71 - 75)