PHẦN V: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 75 - 77)

5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài rút ra một số kết luận sau :

- Các ô tiêu chuẩn ở các địa phương khác nhau là thuần nhất với nhau về tất cả các chỉ tiêu kiểm tra (D1.3, Hvn, Dt). Điều này cho thấy điều kiện lập địa các khu vực trồng Cao su ở Bình Phước khá đồng đều, việc trồng và chăm sóc Cao su ở các địa phương là giống nhau. Có thể hợp nhất số liệu của các địa phương khác nhau (số liệu rừng trồng đều tuổi) để làm một bộ số liệu chung để tính tốn.

- Phân bố lý thuyết dạng hàm Weibull mô phỏng tốt cho quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính ngang ngực (N/D1.3), phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn), phân bố số cây theo đường kính tán (N/Dt). Đường cong biểu diễn quy luật N/D1.3 và N/Dt đều có dạng một đỉnh lệch phải, đỉnh đường cong tập trung ở cỡ kính 26,2 - 28,2cm, gần về phía 26,2cm (gần giá trị trung bình, tiệm cận phân bố chuẩn) đối với phân bố N/D1.3 và ở cỡ đường kính tán 6,7 - 7,7m đối với phân bố N/Dt. Phân bố N/Hvn có dạng đường cong một đỉnh hơi lệch trái, đỉnh đường cong tập trung ở cõ chiều cao 11 – 12m. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của rừng trồng thuần loài đều tuổi nước ta nói chung và rừng Cao su trồng thuần lồi đều tuổi ở tỉnh Bình Phước nói riêng, phù hợp với nghiên cứu của các tác giả đi trước.

- Kết quả phân tích tương quan cho thấy giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực thân cây ln tồn tại mối quan hệ chặt đến rất chặt dưới dạng phương trình (2.10). Phương trình chính tắc chung biểu thị quan hệ giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực của thân cây của khu vực nghiên cứu như sau :

Hvn = 0,684.D1.30,883 (4.5)

- Giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực tồn tại mối quan hệ ở mức chặt dưới dạng phương trình (2.4).phương trình chính tắc biểu thị mối quan hệ này là:

Dt = -4,402 + 0,418.D1.3 (4.10)

- Giữa chiều cao dưới cành và đường kính ngang ngực tồn tại mối quan hệ ở mức vừa phải đến chặt thông qua dạng phương trình (2.9).phương trình chính tắc biểu thị mối quan hệ này là:

Hdc = 1,058.1,054D1.3 (4.15)

- Kết quả phân tích đánh giá và so sánh sinh trưởng cho thấy sinh trưởng về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán ở các ơ tiêu chuẩn là thuần nhất với nhau. Sinh trưởng nằm ở mức trung bình và biến động nhỏ, phân hóa ít, có quy luật.

- Đã đề xuất được một số biện pháp kỹ thật lâm sinh tác động nhằm phát triển cây Cao su trồng thuần lồi nói chung và biện pháp cải thiện chất lượng rừng cho đối tượng nghiên cứu nói riêng.

5.2. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả thu được, đề tài còn một số mặt tồn tại sau đây:

- Số liệu ô tiêu chuẩn nghiên cứu cịn ít

- Đề tài mới chỉ tiến hành được ở cây tuổi 20 nên kết quả thu được chưa tổng quát và chỉ phù hợp với các đối tượng thuộc phạm vi tuổi nghiên cứu, các giai đoạn tuổi khác cần có những nghiên tiếp theo.

- Với khn khổ một luận văn tốt nghiệp nên đề tài mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện ban đầu những quy luật cấu trúc của các lâm phần Cao su trồng thuần loài đều tuổi. Đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất kinh doanh như đưa ra một số biện pháp cụ thể với quy trình kỹ thuật tỉ mỉ để tác động vào rừng để nâng cao năng suất cũng như chất lượng rừng trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 75 - 77)