Quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực của lâm phần (N/D1.3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 44)

Quy luật phân bố số cây theo đường kính lâm phần là một trong những quy luật cấu trúc cơ bản nhất của lâm phần và là nội dung chính trong điều tra lâm phần. Từ kết quả nghiên cứu quy luật này cho pháp ta xác định các nhân tố điều tra cơ bản như : mật độ hiện tại (N), tổng tiết diện ngang (∑G), trữ lượng lâm phần (M), các chỉ tiêu bình quân… Ngoài ra còn là cơ sở để dự đoán một số nhân tố điều tra cơ bản lâm phần ở thời điểm điều tra nào đó.Từ đó đưa ra các tác động hợp lý nhằm tăng năng suất của rừng.

Có rất nhiều phân bố lý thuyết dùng để mô tả phân bố số cây theo đường kính thực nghiệm. Ở nước ta, nghiên cứu của nhiều tác giả như : Vũ Tiến Hinh (1990), Phạm Ngọc Giao (1996), Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996), Lê Hồng Phúc (1997)…đều có chung kết luận : Trong những phân bố thường dùng thì phân bố Weibull là phân bố thích hợp nhất để mô phỏng phân bố số cây theo đường kính thực nghiệm cho rừng trồng thuần loài đều tuổi cho các loài cây khác nhau. Theo hướng này, đề tài cũng chọn phân bố Weibull để tiến hành nắn phân bố số cây theo đường kính. Việc nắn phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull được lập riêng cho từng ô tiêu chuẩn. Kết quả nắn phân bố N/D1.3 cho ở phụ biểu 02. Tổng hợp các phụ biểu 02 và 03 cho ta biểu kết quả sau:

Biểu 4.3: Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull Chỉ tiêu α λ χn2 χ052 Kết luận Giá trị 3.2688 4 0.0113 7 0.05766 3 7.81 H0 +

Kết quả mô hình hóa trên được biểu thị bằng đồ thị ở hình 4.1 sau đây:

32.2030.20 30.20 28.20 26.20 24.20 22.20 20.20 D1.3 80 60 40 20 0 M e a n fll ft

Hình 4.1: Phân bố thực nghiệm và lý thuyết N/D1.3 dạng Weibull

Kết quả ở biểu 4.3 và hình 4.1 trên cho thấy χn2 < χ052(3), đường cong thực nghiệm và đường cong lý thuyết có sự chênh lệch rất nhỏ. Như vậy là giả thuyết H0 được chấp nhận (H0+), phân bố Weibull mô phỏng tốt cho phân bố N/D1.3 thực nghiệm cho các lâm phần Cao su trồng thuần loài đều tuổi tại khu vực nghiên cứu. Dạng hàm và tham số đều tồn tại và có ý nghĩa trong tổng thể.

Tham số α = 3,26884 > 3 chứng tỏ phân bố có dạng hơi lệch phải, tiệm cận phân bố chuẩn, lâm phần này cây có đường kính trung bình và đường kính lớn chiếm đa số, là rừng sau khép tán và đang trong giai đoạn khai thác chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 44)