Sàng lọc số liệu thô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 43 - 44)

Lọc bỏ số liệu thơ là q trình loại bỏ những giá trị điều tra quan sát đặc thù, nằm cách xa trung vị trong tổng thể dãy số liệu quan sát, nhằm làm phù hợp dãy quan sát theo đúng quy luật của nó. Lọc bỏ số liệu thơ giúp cho kết quả nghiên cứu được đại diện, đồng thời thể hiện đúng các quy luật cấu trúc và sinh trưởng của loài cây.

Lọc bỏ số liệu thô thường được tiến hành ngay tại nơi điều tra, có thể bằng mắt thường hoặc ước đốn giá trị trung bình, hoặc dùng phương pháp chấm điểm trên đồ thị để phát hiện ra các số liệu thô cá biệt để loại bỏ. Tuy nhiên thực hiện bằng các phương pháp này thường kém chính xác và mất nhiều thời gian, công sức.

Vận dụng phần mềm SPSS vào công tác lọc bỏ số liệu thơ đã khắc phục hồn tồn những nhược điểm của các phương pháp nêu trên, và đồng thời phục vụ đắc lực trong việc loại bỏ sai số thơ với độ chính xác cao và nhanh chóng. Quy trình tính theo SPSS như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu.

Thực hiện quy trình tính tốn cho bộ số liệu chung đã qua thuần nhất ta được kết quả ở phụ biểu 01 ( phần phụ biểu ). Thống kê kết quả ta được :

- Đối với nhân tố đường kính ngang ngực D1.3 : lọc bỏ sai số cho đối tượng quá bé so với trung vị. Tổng số sai số thô D1.3 lọc bỏ là 4 cây (gồm những cây số 60, 91, 174, 247)

- Đối với nhân tố Hvn : kết quả sàng lọc cũng cho thấy lọc bỏ sai số thô tập trung ở đối tượng quá nhỏ so với trung vị. Tổng số sai số thô Hvn lọc bỏ là 5 cây (gồm những cây số 10, 60, 91, 174, 247)

Như vậy qua sàng lọc số liệu thơ ta loại bỏ được 4 cây có D1.3 có trị quan sát quá bé, và 5 cây có Hvn có trị quan sát quá bé, trong đó có cây số 60, 91, 174, 247 (theo số liệu thuần nhất) là có cả D1.3 và Hvn đều có trị quan sát khơng phù hợp với dãy số liệu. Do đó, tổng hợp lại có tất cả 5 cây được lọc bỏ là cây số 10, 60, 91, 174, 247. Đây là những cây thuộc lớp cây trồng bổ sung, không cùng tuổi với tổng thể và có trị số quá bé so với trung vị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 43 - 44)