Đặc điểm và giá trị sử dụng cây Cao su.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 69 - 71)

4.6.1.Đặc điểm chung

Cây Cao su (Hevea brasiliensis) thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae) là một lồi cây cơng nghiệp có giá trị, được phát hiệ từ thế kỷ 19 có nguồn gốc từ vùng Amazon (Nam Mỹ), được trồng ở một số vùng nhiệt đới như Châu Mỹ la tinh, Châu Á, Châu Phi. Cây cao su được phân bố chủ yếu từ 240 vĩ độ Bắc đến 230 vĩ độ Nam, ở những nơi có độ cao thấp (khoảng 300m), có khí hậu nóng ẩm, ít biến động, nhiệt độ từ 230C – 350C, lượng mưa phân bố đều 1800- 2500 mm/năm. Các rừng cao su sinh trưởng tốt nhất trên các đất thịt sâu, thốt nước tốt, pH từ 4.5 – 6, độ phì trung bình.

Cây cao su được xếp vào loại cây công nghiệp lâu năm. Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Vòng đời của 1 cây cao su vào khoảng 30 năm. Thời gian cho cây trưởng thành và bắt đầu khai thác cho mủ là sau 5 năm đầu tiên. Độ tuổi cây cho mủ cao nhất là từ 14 đến 21 tuổi. Trong năm, bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 1 năm sau là mùa thu hoạch mủ. Vào các tháng nắng hạn là mùa thay lá và nghỉ dưỡng cho cây không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.Thông thường, đến khoảng 27 tuổi, cây cao su sẽ được trồng tái canh. Bên cạnh mủ, gỗ cao su cũng là một mặt hàng có giá trị cao để xuất khẩu, thiết kế hàng trang trí nội thất.

Cây thân mộc, sống lâu năm, khi hoang dại mật độ thưa thớt có chu kỳ sống trên 100 năm. Khi được nhân giống và trồng trong sản xuất thì chu kỳ sống được giới hạn từ 30 – 35 năm. Cây Cao su có thân thẳng, phân cành thấp, gỗ tương đối mềm. Thân là thành phần kinh tế chính của cây Cao su cho mủ và gỗ.

Vỏ gồm 3 thành phần chính:

- Lớp da bần là lớp ngồi cùng tập trung các tế bào chết - Lớp vỏ cứng là lớp giữa, da cát, có chứa một số mạch mủ

- Lớp vỏ mềm là lớp vỏ trong cùng, da lụa, chứa nhiều mạch mủ, nơi cung cấp latex.

Lá Cao su mọc cách, có 3 lá chét, phiến lá nguyên, cuống dài có hình bầu dục, mặt nhẵn, gân song song, có chức năng quang hợp góp phần tổng hợp mủ cao su. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đơng tập trung ở những vùng có mùa khơ rõ rệt.

Hoa cao su thuộc loại đơn tính, đồng chu, thụ phấn chéo (hoa đực và hoa cái mọc riêng rẽ trên cùng một cành).

Quả cao su thuộc dạng quả nang có 3 buồng mỗi buồng chứa một hạt.Khi cịn non có màu xanh biếc, phía trong có các hạt. Khi chín quả tự nứt, hạt có thể tự tách ra ngồi.

Hạt cao su hình trứng kích thước khoảng 2 cm. Trên hạt có các vân xám loang lổ. Phía trong là lớp vỏ lục màu trắng đục, nhân màu trắng vàng gồm phơi nhũ và cây mầm. Hạt cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên thời gian bảo quản hạt trước khi gieo tương đối ngắn. Cây Cao su con có thể được tạo ra từ hạt, hom cành và công nghệ nuôi cấy mô.

Bộ rễ cao su: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc (dài khoảng 3- 5m) cắm sâu vào đất, chống đỗ ngã và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng (từ 4-6m ) và phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng. Bộ rễ cao su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 69 - 71)