Cũng là một chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng của lâm phần song đường kính tán có phần kém quan trọng hơn các chỉ tiêu khác như đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn. Mặc dù vậy nhưng nó là một chỉ tiêu không thể thiếu trong nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng của lâm phần. Nó phản ánh khả năng lợi dụng dinh dưỡng của cây và là nhân tố quyết định hiệu quả giữ nước của rừng. Dựa vào đặc điểm đường kính tán lá cho ta biết được mức độ che phủ mặt đất và khả năng trả lại chất hữu cơ cho đât của cây rừng. Cũng thơng qua chỉ tiêu này ta có thể xác định được cường độ chặt nuôi dưỡng
trong kinh doanh rừng để điều tiết mật độ thích hợp đối với trạng thái rừng hiện tại, tạo điều kiện cho cây rừng phát triển tốt.
Để đánh giá được sinh trưởng về đường kính tán của lâm phần, ta tiến hành tính tốn các đặc trưng mẫu cho tưng ô tiêu chuẩn riêng biệt và cả bộ số liệu chung. Kết quả thu được ở phụ biểu 13. Tổng hợp kết quả ở phụ biểu 13 ta được biểu sau:
Biểu 4.14: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính tán (Dt)
TT n (cây) Dt (cm) S S 2 S% Ex Sk R P% 1 61 6.37 1.290 1.664 20.248 -0.432 -0.029 5.3 2.592 2 63 6.39 1.233 1.521 19.307 0.573 -0.852 5.3 2.432 3 63 6.61 1.271 1.615 19.241 0.137 -0.588 5.5 2.424 4 65 6.41 1.296 1.679 20.227 -0.134 -0.569 6 2.509 Thuần nhất 247 6.50 1.203 1.448 18.502 -0.148 -0.397 5.6 1.177
Từ biểu kết quả trên ta thấy t tại 4 ô tiêu chuẩn biến động ít, nằm trong khoảng 6,37-6,61 m. Sai tiêu chuẩn (S) nhỏ, hệ số biến động (S%), phạm vi biến động (R) tương đối lớn và khi xét chung trong tổng thể các ơ tiêu chuẩn thì ta thấy có sự chênh lệch ít giữa các ơ tiêu chuẩn với nhau. Điều này chứng tỏ trong mỗi ơ tiêu chuẩn có sự phân hóa về đường kính tán là lớn nhưng giữa các ơ tiêu chuẩn khơng có nhiều sự chênh lệch về đường kính tán. Hay nói cách khác Sinh trưởng đường kính tán ở các ơ tiêu chuẩn có sự thuần nhất.
Xét về độ lệch (Sk) đặc trưng cho mức độ chênh lệch của đỉnh đường cong so với số trung bình ở mỗi ô tiêu chuẩn ta cũng thấy độ lệch về đường cong đường kính tán đều nhỏ thua 0, chứng tỏ đỉnh đường cong lệch phải, điều đó cho thấy số cây có đường kính tán lớn chiếm đa số trong các lâm phần. Cây rừng đang trong giai đoạn sau khép tán, là giai đoạn cho khai thác chính với sản lượng mủ lớn.
Về chỉ số độ nhọn (Ex) ta thấy có sự đồng đều giữa các ô tiêu chuẩn, biến động trong khoảng -0,134 đến 0,573. Giá trị này cho thấy độ nhọn của đường
cong thực nghiệm tương đối nhỏ. Khi thuần nhất số liệu thì độ nhọn cũng có giá trị tiệm cận với phân bố chuẩn. Lâm phần phát triển tốt và ổn định.
Hệ số chính xác (P%) tương đối nhỏ, biến động trong khoảng 2,424- 2,592%. Điều này cho thấy sai số rút mẫu là rất nhỏ, chấp nhận được. Hệ số chính xác ở mẫu số liệu thuần nhất là nhỏ nhất và bằng 1,177%, chứng tỏ việc rút mẫu từ tổng thể là chính xác, việc sàng lọc số liệu thơ có ý nghĩa lớn nhằm đưa các dãy số liệu về dạng có quy luật, loại bỏ những trị số cá biệt, đặc thù.