Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 64 - 66)

Đường kính cây rừng là chỉ tiêu quan trọng. Sinh trưởng đường kính đánh giá mức độ sinh trưởng của lâm phần, biểu hiện khả năng tận dụng điều kiện tự nhiên của cây trồng và đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

Để đánh giá được sinh trưởng đường kính ngang ngực của lâm phần, ta tiến hành tính tốn các đặc trưng mẫu cho từng ơ tiêu chuẩn riêng biệt và cả bộ số liệu chung. Kết quả thu được ở phụ biểu 13. Tổng hợp kết quả ở phụ biểu 13 ta được biểu sau:

Biểu 4.12: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính ngang ngực (D1.3) OTC n (cây) 1.3 (cm) S S 2 S% Ex Sk R P% 1 61 25.84 2.763 7.636 10.693 0.027 -0.320 12.8 1.369 2 63 25.92 2.705 7.318 10.437 1.265 -1.033 13.3 1.336 3 63 26.49 3.013 9.077 11.375 1.412 -0.801 15.8 1.456 4 65 25.55 2.609 6.806 10.212 1.816 -0.983 14.1 1.308 Thuần nhất 247 26.12 2.513 6.317 9.623 -0.242 -0.295 13 0.612

Từ biểu kết quả trên ta thấy: Đường kính trung bình tại 4 ơ tiêu chuẩn biến động ít, nằm trong khoảng 25,55-26,49 cm. Sai tiêu chuẩn (S), hệ số biến động (S%), phạm vi biến động (R) ở mức vừa phải và khi xét chung trong tổng thể các ơ tiêu chuẩn thì ta thấy có sự chênh lệch ít giữa các ơ tiêu chuẩn riêng biệt. Điều này chứng tỏ bản thân mỗi ơ tiêu chuẩn có sự phân hóa về đường kính là nhỏ, giữa các ơ tiêu chuẩn khơng có nhiều sự chênh lệch về đường kính. Đối chiếu kết quả này với kết quả của ô mẫu đã thuần nhất ta cũng thấy sự tương đồng rất cao, sự chênh lệch là rất nhỏ về tất cả các chỉ tiêu và giá trị của các chỉ tiêu tính tốn trên số liệu thuần nhất là nhỏ nhất. Điều này cho thấy số liệu ở các ô tiêu chuẩn là thuần nhất, sự tập hợp số liệu từ 4 ô tiêu chuẩn thành một bộ số liệu chung phục vụ nghiên cứu là hợp lý.

Xét về độ lệch (Sk) đặc trưng cho mức độ chênh lệch của đỉnh đường cong so với số trung bình ở mỗi ơ tiêu chuẩn đều nhỏ thua 0 và xấp xỉ bằng 0, chứng tỏ đỉnh đường cong lệch phải, điều này cho thấy đa số các cây trong các lâm phần có đường kính từ trung bình đến lớn, số cây có đường kính nhỏ chiếm tỉ lệ ít hơn. Dựa vào kết quả ở biểu 4.12 ta thấy Sk ở mẫu thuần nhất là bé nhất, điều đó cho thấy sự thuần nhất và sàng lọc số liệu thô giúp cho dãy số liệu đưa về ổn định và có quy luật hơn.

Về chỉ số độ nhọn (Ex) ta thấy ở các ô tiêu chuẩn 02, 03, 04 là cao nhất song sự chênh lệch ít. Nếu xét 1 cách tổng thể thì độ nhọn này tương đối nhỏ. Ở ơ tiêu chuẩn 01 và bộ số liệu thuần nhất ta thấy độ nhọn là rất bé và xấp xỉ bằng 0, đường cong thực nghiệm tiệm cận dạng phân bố chuẩn, điều này một lần nữa cho thấy sự cần thiết của việc lọc bỏ số liệu thô và thuần nhất số liệu trong nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng lâm phần.

Hệ số chính xác (P%) nhỏ, dao động trong khoảng 1,308-1,456. Điều này cho thấy sai số rút mẫu là rất nhỏ. Hệ số chính xác ở mẫu số liệu thuần nhất là 0,612%, nhỏ nhất so với các ô tiêu chuẩn chưa qua sàng lọc số liệu thô. Chứng tỏ việc rút mẫu từ tổng thể là chính xác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 64 - 66)