Quy luật tươngquan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính ngang ngực thân cây (Hvn/D1.3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 49)

ngang ngực thân cây (Hvn/D1.3)

Đây là một trong số các quy luật cấu trúc cơ bản của lâm phần. Việc nghiên cứu các quy luật tương quan giữa các đại lượng của cây trong lâm phần, cũng như tìm hiểu nắm vững quy luật này là cần thiết đối với công tác điều tra. Thông qua quy luật này, kết hợp với quy luật N/D có thể cho phép xác định được một cách tương đối chính xác trữ lượng lâm phần. Cũng vì lẽ đó mà việc nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây cho từng đối tượng khác nhau không chỉ là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu của các nhà Lâm học, các nhà Điều tra rừng mà ngay cả các nhà Kinh doanh rừng cũng đặc biệt quan tâm. Trên thế giới có hàng loạt công trình nghiên cứu quy luật quan hệ Hvn/D1.3 gắn liền với nhiều nhà khoa học tên tuổi trên thế giới như : Tovstolesse, D.I Krauter.G, Tiourin,

Michailov, Prodan, Meyer… và ở Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả như : Đồng Sỹ Hiền, Nguyễn Hải Tuất, Vũ Đình Phương, Nguyễn Ngọc Lung, Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, Lê Hồng Phúc… Các tác giả đã đưa ra kết luận : giữa chiều cao và đường kính những cây trong lâm phần tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Vấn đề là mô phỏng quan hệ H/D bằng phương trình toán học cụ thể nào để biểu thị tốt nhất quan hệ này cho từng đối tượng cụ thể ? Trong quá trình nghiên cứu quy luật tương quan cho loài Cao su tại tỉnh Bình Phước đề tài đã kế thừa các thành tựu đi trước và sử dụng các dạng hàm toán học có trong phần mềm SPSS như hàm : Logarithmic, Quadratic, Cubic, Power…

Trên cơ sở số liệu của 4 ô tiêu chuẩn đều tuổi, tác giả kiểm tra mức độ thích hợp của các phương trình đã đưa ra trước đây cho tương quan Hvn/D1.3 của từng ô tiêu chuẩn. Mức độ liên hệ Hvn/D1.3 của mỗi dạng phương trình được đánh giá qua hệ số xác định (R2). Hàm được chọn là hàm có hệ số R2 cao nhất, phương sai hồi quy nhỏ nhất, các tham số của phương trình đều tồn tại và có dạng phương trình đơn giản.

Áp dụng quy trình QT 2.8 như đã trình bày ở mục phương pháp nội nghiệp trên phần mềm SPSS, thu được kết quả kiểm tra dạng quan hệ Hvn/D1.3 ở phụ biểu 08.

Tiếp đó, để kiểm tra sự tồn tại của hệ số hồi quy và hệ số xác định ta thực hiện quy trình QT 2.8 , tích vào tất cả các hàm đã chọn và chọn Display

ANOVA table\Ok ta được kết quả ghi ở phụ biểu 09.

Biểu 4.6: Biểu tổng hợp các tham số khi phân tích hồi quy và tương quan Hvn/D1.3 theo các dạng phương trình

OTC DạngPt R2 Sig.F b0 Sig.Tb

0 b1 Sig.Tb1 b2 Sig.Tb2 b3 Sig.Tb3

1 2.4 0.842 0.000 0.423 0.530 0.457 0.000 2.4 0.842 0.000 0.423 0.530 0.457 0.000 2.5 0.842 0.000 -24.959 0.000 11.454 0.000 2.6 0.838 0.000 23.143 0.000 -278.87 0.000 2.7 0.847 0.000 -5.472 0.224 0.926 0.011 -0.009 0.186 2.8 0.847 0.000 -5.472 0.224 0.926 0.011 -0.009 0.186 0.000 0.784 2.9 0.812 0.000 4.406 0.000 1.040 0.000 2.10 0.845 0.000 0.486 0.000 0.991 0.000 2.11 0.833 0.000 3.449 0.000 -24.332 0.000 2.12 0.812 0.000 4.406 0.000 0.039 0.000 2 2.4 0.767 0.000 1.217 0.112 0.411 0.000 2.5 0.746 0.000 -19.916 0.000 9.785 0.000 2.6 0.715 0.000 20.692 0.000 -225.65 0.000 2.7 0.782 0.000 10.125 0.026 -0.325 0.373 0.015 0.046 2.8 0.784 0.000 7.957 0.000 0.000 0.052 -0.001 0.949 0.000 0.263 2.9 0.780 0.000 4.633 0.000 1.037 0.000 2.10 0.781 0.000 0.711 0.000 0.865 0.000 2.11 0.749 0.000 3.254 0.000 -20.092 0.000 2.12 0.780 0.000 4.633 0.000 0.036 0.000 3 2.4 0.794 0.000 0.336 0.667 0.447 0.000 2.5 0.763 0.000 -23.234 0.000 10.828 0.000 2.6 0.717 0.000 21.785 0.000 -250.98 0.000 2.7 0.810 0.000 8.669 0.025 -0.222 0.459 0.013 0.028 2.8 0.810 0.000 6.852 0.000 0.000 0.837 0.004 0.494 0.000 0.472 2.9 0.800 0.000 4.415 0.000 1.039 0.000 2.10 0.803 0.000 0.581 0.000 0.928 0.000 2.11 0.747 0.000 3.323 0.000 -21.706 0.000 2.12 0.800 0.000 4.415 0.000 0.038 0.000 4 2.4 0.896 0.000 1.730 0.000 0.402 0.000 2.5 0.882 0.000 -18.704 0.000 9.494 0.000 2.6 0.849 0.000 20.503 0.000 -214.42 0.000 2.7 0.897 0.000 3.908 0.112 0.221 0.274 0.004 0.365 2.8 0.898 0.000 3.511 0.049 0.291 0.008 0.000 0.000 0.000 0.296 2.9 0.902 0.000 4.860 0.000 1.036 0.000 2.10 0.905 0.000 0.792 0.000 0.839 0.000 2.11 0.890 0.000 3.240 0.000 -19.150 0.000 2.12 0.902 0.000 4.860 0.000 0.035 0.000

Thống kê, so sánh, đánh giá kết quả trên thông qua các chỉ tiêu biểu thị mức độ liên hệ Hvn/D1.3, ta thấy các dạng phương trình đều thể hiện sự liên hệ giữa chiều cao và đường kính ở mức độ chặt đến rất chặt. Ta thấy xác suất của tiêu chuẩn F kiểm tra sự tồn tại của hệ số xác định ở tất cả các phương trình ở các ô tiêu chuẩn đều nhỏ thua 0,05 (với sự mặc định của phần mềm SPSS bằng 0,000). Điều này chứng tỏ các dạng phương trình đều tồn tại. Xét riêng cho từng ô tiêu chuẩn cho thấy:

- Đối với ô tiêu chuẩn 01:

Các hàm 2.7, 2.8 là các hàm có hệ số xác định cao nhất, song 2 hàm 2.7 và 2.8 có xác suất của tiêu chuẩn F kiểm tra sự tồn tại của một số tham số hồi quy lớn hơn 0,05. Điều này chứng tỏ các tham số b0, b2 của hàm 2.7 và các tham số b0, b2, b3 của hàm 2.8 không tồn tại. Tương tự như vậy hàm 2.4 cũng có R2 tương đối cao, song có Sig.Tb0>0,05, có nghĩa là tham số b0 không tồn tại, do đó tác giả không lựa chọn 3 dạng hàm này để biểu thị mối tương quan Hvn/D1.3.

Xét hàm có hệ số xác định cao tiếp theo là hàm 2.10 ta thấy: Với R2=0.845, Sig.Tb0, Sig.Tb1 <0,05, hàm 2.10 thật sự tồn tại và mô phỏng tốt cho mối tương quan Hvn/D1.3. Đây là một hàm tương đối đơn giản, hệ số xác đinh cao, do đó tác giả chọn dạng hàm này để mô phỏng cho mối tương quan Hvn/D1.3 cho ô tiêu chuẩn số 01. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu tương quan H/D của các tác giả đi trước.

Phương trình chính tắc có dạng : : Hvn = 0,486.D1.30.991(4.1)

- Đối với ô tiêu chuẩn 02:

Kết quả kiểm tra dạng quan hệ cho thấy các hàm 2.7, 2.8, 2.10 là các hàm có hệ số xác định R2 cao nhất. Kiểm tra sự tồn tại của các tham số thì thấy các hàm 2.7 và 2.8 có tham số không thỏa mãn điều kiện (Sig.T >0,05) do đó 2 dạng phương trình này không được chọn làm phương trình mô tả quan hệ Hvn và D1.3. Hàm còn lại có các tham số thỏa mãn điều kiện Sig.T<0,05, hệ số xác định cao, có dạng phương trình khá đơn giản, dễ dàng cho việc tính toán. Do vậy đề tài chọn dạng phương trình 2.10 để mô tả cho tương quan Hvn/D1.3 cho

Phương trình chính tắc có dạng : Hvn = 0,711.D1.30.865 (4.2)

- Đối với ô tiêu chuẩn 03:

Tương tự ô tiêu chuẩn số 02 thì kết quả kiểm tra dạng quan hệ ở ô tiêu chuẩn 03 cho thấy các hàm 2.7, 2.8, 2.10 là các hàm có hệ số xác định R2 cao nhất. Kiểm tra sự tồn tại của các tham số thì dạng dạng phương trình 2.7 và 2.8 có tham số không thỏa mãn điều kiện (Sig.T >0,05) do đó 2 dạng phương trình này không được chọn làm phương trình mô tả quan hệ Hvn và D1.3. Kết quả kiểm tra sự tồn tại của các tham số của hàm 2.10 cho thấy các tham số đều tồn tại (có Sig.T <0,05). Điều đó chứng tỏ hàm 2.10 thực sự tồn tại và mô phỏng tốt cho tương quan Hvn/D1.3 của ô tiêu chuẩn 03. Phương trình toán học dạng hàm 2.10 có dạng H = a.Db, là một dạng phương trình tương đối đơn giản. Tổng hợp lại, đề tài lựa chọn dạng phương trình 2.10 để mô tả cho tương quan Hvn/D1.3 cho ô tiêu chuẩn số 03.

Phương trình chính tắc có dạng : Hvn = 0,581.D1.30.928b (4.3)

- Đối với ô tiêu chuẩn 04:

Kết quả kiểm tra dạng quan hệ cho thấy hàm 2.10 là hàm có hệ số xác định (R2) cao nhất. Kiểm tra sự tồn tại của các tham số cho dạng hàm này ta thấy các tham số thỏa mãn điều kiện (Sig.T <0,05). Ta nói dạng hàm 2.10 mô phỏng tốt cho mối tương quan Hvn/D1.3 của ô tiêu chuẩn số 04. Như đã đề cập ở trên, hàm 2.10 là hàm có dạng phương trình toán học khá đơn giản, tính toán dễ dàng. Do vậy đề tài lựa chọn hàm 2.10 để mô tả cho mối tương quan Hvn/D1.3 của ô tiêu chuẩn số 04.

Phương trình chính tắc có dạng : Hvn = 0,792.D1.30.839 (4.4)

Tổng hợp các kết quả phân tích ở trên, phương trình chính tắc của mối tương quan Hvn/D1.3 ở các ô tiêu chuẩn được viết lại như sau:

+ Ô tiêu chuẩn 01: Hvn = 0,486.D1.30.991 (4.1) + Ô tiêu chuẩn 02: Hvn = 0,711.D1.30.865 (4.2) + Ô tiêu chuẩn 03: Hvn = 0,581.D1.30.928 (4.3) + Ô tiêu chuẩn 04: Hvn = 0,792.D1.30.839 (4.4) Đồ thị biểu thị mối quan hệ Hvn/D1.3 cho ở hình 4.4:

15.0014.00 14.00 13.00 12.00 11.00 10.00 9.00 8.00 30.00 27.00 24.00 21.00 18.00 15.00 D1.3 Power Observed Hvn 16.00 14.00 12.00 10.00 8.00 30.00 25.00 20.00 15.00 D1.3 Power Observed Hvn 15.00 14.00 13.00 12.00 11.00 10.00 9.00 8.00 30.00 25.00 20.00 D1.3 Power Observed Hvn 16.00 14.00 12.00 10.00 8.00 30.00 25.00 20.00 D1.3 Power Observed Hvn

Hình 4.4: Biểu đồ tương quan Hvn/D1.3 theo dạng phương trình Hvn = a.D1.3b

Sau khi thiết lập được phương trình tương quan Hvn/D1.3 ở từng ô tiêu chuẩn, tiến hành kiểm tra sự thuần nhất của hệ số hồi quy bi theo tiêu chuẩn χb2 của Pearson (đã gới thiệu ở phần phương pháp nghiên cứu).Kết quả được ghi vào biểu 4.7 sau đây:

Biểu đồ tương quan Hvn/D1.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Otc 01)

Biểu đồ tương quan Hvn/D1.3

(Otc 02)

Biểu đồ tương quan Hvn/D1.3

(Otc 04)

Biểu đồ tương quan Hvn/D1.3

Biểu 4.7: Kiểm tra sự thuần nhất của các tham số số bi của các phương trình tương quan Hvn/D1.3 ở các ô tiêu chuẩn

OTC b A B i Sb Wbi Wbi*bi Wbi*bi2 D1.3 Hvn ai Sa Wai Wai*ai 1 . 991 0.059 287.274 284.688 282.1261 25.84 12.22 0.693 0.093 115.62 80.0764 2 .865 0.061 268.745 232.464 201.0817 25.92 11.88 0.671 0.14 51.0204 34.259 3 .928 0.063 251.953 233.812 216.9776 26.49 12.17 0.675 0.119 70.6165 47.651 4 . 839 0.034 865.052 725.779 608.9282 25.55 12.01 0.687 0.088 129.132 88.7776 Tổng 1673 1476.7 1309.11 366.39 250.76 χb2 = 5,623 χ052(3) = 7,81 i=0,883 i=0,684

(Note: Sa, Sb được tổng hợp từ phụ biểu 09)

Dẫn liệu ở biểu 4.7 cho thấy χb2 < χ052(3), điều này chứng tỏ các tham số hồi quy bi của các phương trình là thuần nhất với nhau. Do đó ta có thể gộp các phương trình (4.1), (4.2), (4.3), (4.4) lại thành một phương trình chung mô tả cho quy luật tương quan Hvn/D1.3 cho tất cả các ô tiêu chuẩn. Phương pháp lập được phương trình chung được trình bày ở mục 2.4.3 (phương pháp xử lý nội nghiệp). Kết quả được tổng hợp vào mục B biểu 4.7. Dựa vào kết quả ở biểu 4.7 cho thấy phương trình bình quân chung có i=0,684 và i=0,883.

Vậy phương trình chính tắc chung mô tả quy luật tương quan Hvn/D1.3 cho rừng Cao su thuần loài đều tuổi tại tỉnh Bình Phước có dạng:

Hvn = 0,684.D1.30,883 (4.5)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúcvà sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tạitỉnh Bình Phước (Trang 49)