3.1. Phương hướng hoạt động và tăng cường quản lý của Cục Hải quan Thủ đô
3.1.1. Dự báo sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô đến hoạt động quản
của Hải quan Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng các ngành công nghiệp dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phát triển mạnh, nhất là các ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm, thủy sản và các ngành sử dụng công nghệ sinh học phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Chu trình ln chuyển vốn đối với cơng nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn, các điều kiện kinh doanh trên thị trường thế giới thay đổi, đòi hỏi các quốc gia cũng như các doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy, nắm bắt, thích nghi. Các nước đang phát triển trong đó có Lào có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình, đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục được yếu kém để vươn xa.
Tồn cầu hóa là xu thế khách quan lơi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả về kinh tế, văn hóa, bảo vệ mơi trường, phịng chống tội phạm, thiên tai, đại dịch…Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại hình thành những tập đồn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng tăng. Tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp. Đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia.
Việc gia nhập WTO là xu hướng chung về hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trên thê giới, việc gia nhập WTO với nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mỗi nước. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng mang lại khơng ít thách thức đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, do đó khi gia nhập WTO cần phải có những chiến lược phát triển bền vững trong quá trình hội nhập.
Cải cách thuế đang trở thành xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Xu hướng cải cách chính sách thuế của các nước này là vừa thích ứng với những cam kết, ràng buộc quốc tế, vừa phải nhanh chóng bắt kịp với tốc độ tự do hóa thương mại và đầu tư. Thuế nhập khẩu tiếp tục được hoàn thiện để thu hút đầu tư, thích ứng với việc tư do di chuyển vốn, lao động và sự phát triển thương mại điện tử, đồng thời chống các thủ đoạn trốn tránh thuế, tiếp tục thu hẹp diện miễn giảm thuế, thuế nhập khẩu khơng cịn vai trị là nguồn thu chính, do đó đề cao vai trị của thế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt để bù đắp sự suy giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu. Thuế giá trị gia tăng có xu hướng tăng thuế suất chuẩn và thu hẹp diện chịu thuế suất thấp; thuế môi trường được áp dụng rộng rãi để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm.
Về mặt quản lý thuế, các nước sẽ tiếp tục cải cách hướng tới quản lý thuế hiện đại, áp dụng tồn diện hệ thống tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Theo đó xây dựng quy trình nộp thuế hợp lý, tăng cường năng lực giám sát của cơ quan quản lý thuế, chú trọng chất lượng và sự tiện lợi trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa, xử lý những trường hợp vi phạm, đẩy mạnh tin học hóa quy trình quản lý thuế nhằm nâng cao tính trung lập của quản lý thuế, tăng cường hiệu quả công tác xử lý thông tin về thuế. Sắp xếp
lại tổ chức bộ máy theo mơ hình kết hợp giữa quản lý theo chức năng và quản lý theo đối tượng.
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Huy động và kiểm soát thu ngân sách sẽ vẫn là một chức năng quan trọng của Hải quan Lào trong thời gian tới
Các nước Lào đang phát triển đều gặp khó khăn trong việc mở rộng các cơ sở tính thuế do nền sản xuất trong nước yếu kém, thu nhập doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong xã hội còn thấp. Để mở rộng được các cơ sở thuế các quốc gia đang phát triển cần phải có thời gian để phát triển sản xuất trong nước cũng như nâng cao trình độ quản lý của các cơ quan chấp hành thu. Trong khi đó thuế xuất nhập khẩu là một sắc thuế tương đối dễ thu nên trước mắt các nước đang phát triển sẽ vẫn tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu mặc dù các các quy định của WTO và các liên minh thuế quan đều hướng tới mục tiêu cắt giảm hàng rào thuế quan. Việc thực hiện mục tiêu này thuộc chức trách nhiệm vụ của ngành hải quan.
Hàng nhập khẩu ngồi việc phải chịu thuế nhập khẩu có thể cịn phải chịu thêm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Mặc dù các sắc thuế này được coi là các sắc thuế mang tính chất nội địa tuy nhiên cơ quan hải quan vẫn sẽ là cơ quan có vị thế tốt nhất cho việc kiểm soát việc thu ngân sách.
Hoàn thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cho hàng hoá xuất khẩu là trách nhiệm của cơ quan thuế nội địa tuy nhiên để thực hiện kiểm sốt tốt cần có kiểm sốt tốt của cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Một tất yếu khách quan nhiệm vụ thu thuế xuất nhập khẩu được chú trọng, nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm cải thiện tình trạng gian lận và trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu. Hàng loạt các văn bản chấn chỉnh vấn đề giá tính thuế, nợ đọng thuế… Bộ Tài chính Lào đã đưa ra nhằm hạn chế thất thu thuế. Chưa tính đến tính hiệu quả các văn bản này, nhưng điều đó thể hiện sự kỳ vọng về sự đóng góp của thuế xuất nhập khẩu đối với ngân sách nhà nước.
Yêu cầu hiện đại hoá hoạt động quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan
Một số vấn đề quan trọng được đặt ra đối với công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta trong thời gian tới là:
- Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là xu hướng tất yếu của nước Lào trong giai đoạn hiện nay. Để công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu quả, đảm bảo vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa phù hợp với thực trạng của nền kinh tế đất nước, đòi hỏi phải các cấp quản lý phải nhận thức sâu sắc và đầy đủ những vấn đề cơ bản về thuế, về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đặc biệt là những tác động ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế Lào do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gây ra, để từ đó có những giải pháp và bước đi phù hợp trong công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Hệ thống chính sách thuế của Lào phải thực hiện đúng các cam kết về thuế mà Lào là thành viên của WTO, cũng như các hiệp định song phương và đa phương mà Lào đã ký kết, phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc căn bản của thương mại quốc tế nhưng phải phù hợp với năng lực quản lý hành chính và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Lào.
- Khi hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì lưu lượng hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu sẽ tăng lên nhanh chóng. Trước yêu cầu giải phóng hàng nhanh chóng nhằm tạo điều kiện tối đa cho lưu thơng thương mại quốc tế, với lực lượng biên chế có hạn, ngành Hải quan khơng thể kiểm tra được tồn bộ lượng hàng hố xuất nhập khẩu qua cửa khẩu mà chủ yếu là cho thơng quan hàng hố dựa trên sự khai báo của doanh nghiệp. Vấn đề được đặt ra cho công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là làm thế nào để kiểm sốt hải quan có hiệu quả, để giảm thiểu sự quản lý của cơ quan hải quan nhưng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, ngăn chặn các hoạt động gian lận thuế nhằm thu đủ, thu đúng thuế cho NSNN, đây là những vấn đề bức xúc được đặt ra cần phải quan tâm đặc biệt trong quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Hệ thống chính sách thuế phải đảm bảo điều tiết vĩ mô theo định hướng của nhà nước, ổn định và phát triển nền kinh tế và đảm bảo ổn định nguồn thu cho NSNN, đảm bảo chính sách thuế phải được minh bạch, thực hiện được cam kết về cắt giảm thuế vừa phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế.
- Hệ thống chính sách thuế phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, minh bạch và cơng khai, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định thị trường trong nước.
- Việc đơn giản hoá, minh bạch hố hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trở thành vấn đề cấp thiết đối với các nước đang phát triển trong đó có Lào, nhằm giảm thiểu các chi phí quản lý đồng thời nâng cao hiệu suất quản lý. Bên cạnh đó sự phức tạp trong công tác quản lý thuế trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với sự tinh thông nghiệp vụ của các cán bộ cơng chức ngành Hải quan nói riêng, cán bộ tham gia quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói chung. Do đó vấn đề đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế cũng như việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng cần được quan tâm.