Thực trạng một số yếu tố yếu tố tác động đến quản lý của Cục Hải quan

Một phần của tài liệu Quản lý của Cục hải quan Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đối với thuế xuất nhập khẩu hàng hóa (Trang 41 - 52)

Thủ đô Viêng Chăn Lào đối với thuế xuất nhập khẩu hàng hóa

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội thủ đô Viêng Chăn

Nền kinh tế thủ đô Viêng Chăn đã đổi mới độc phá so với đầu năm và 5 năm trước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 13,82%/năm, GDP bình quân đầu người đã tăng lên từ 614 USD/người năm 2010, lên thành 1.770 USD/1người năm 2021, so với năm 2010 đã tăng lên 1.156USD/người. Cơ cấu kinh tế đã từng bước đổi mới theo hướng Cơng nghiệp hóa Hiện đại hóa và dịch vụ, các cơ sở đơn vị kinh doanh đã tường bước phát triển, cả trong thành thị và và nông thôn.

Với đặc điểm trên 85% là vùng nông thôn chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, để đổi mới nên kinh tế, Tỉnh đã luôn quan tâm đầu tư các cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội theo đúng định hướng, chiến lược đã nêu ra. Với sự đổi mới đó nền kinh tế của tỉnh đã từng bước phát triển về chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp nơng thơn, từ đó đời sống nhân dân ngày càng được ổn định, cơ sở hạ tầng cả về ở khu vực trong thành phổ cũng như cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn đều đã không ngừng tăng lên, cơ cấu kinh tế cơng nghiệp ngồi quốc doanh (Việt Nam, Thái Lan...) tiếp tục củng cố và phát triển. Chính từ những điều kiện thuận lợi và con đường chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã nêu trên đã làm tăng trưởng kinh tế của thủ đô Viêng Chăn.

Trong giai đoạn 2017-2021 tổng giá trị sản xuất năm 2019 là cao nhất đạt 43,61 triệu USD, trong đó giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp là cao nhất với giá trị là 20,02 triệu USD, cao thứ hai là khu vực Thương mại - dịch vụ đạt 13,56 triệu USD và còn lại là khu vực Công nghiệp - xây dựng đạt 10,03 triệu USD. Nhưng đến 2020 và 2012 tổng giá trị sản xuất bình quân lại giảm đi rrox rệt năm 2020 giảm

12% so với năm 2019 và 2021 giảm 14% so với năm 2019. Tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2017 đến 2021 là 11,3%, đây là mức tăng trưởng khá cao, trong đó nơng nghiệp tăng 7,7%, cơng nghiệp, xây dựng tăng 8%, dịch vụ tăng 15,3%.

Khu vực nông nghiệp tăng trưởng trong giai đoạn năm 2017-2021 đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế của tỉnh. Điều đó được thể hiện qua bảng và hình sau. Bảng 2.1. Tổng GTSX của thủ đơ Viêng Chăn giai đoạn 2017-2021

Bảng 2.1. Tổng giá trị sản xuất của thủ đơ Viêng Chăn giai đoạn 2017-2021

Đơn vị tính: triệu USD

TT Khu vực Năm

2017 2018 2019 2020 2021

Tổng giá trị sản xuất 38,26 41,43 43,61 34,79 31,26 1 Nông nghiệp, Lâm nghiệp,

Thủy sản 18,03 19,24 13,56 16,74 15,62

2 Công nghiệp –Xây dựng 8,65 9,37 10,03 8,01 6,58 3 Thương mại-Dịch vụ 11,58 12,43 13,56 10,04 9,06

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thủ đô Viêng Chăn, năm 2022

Để thấy rõ hơn về giá trị sản xuất của thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2017- 2021, ta quan sát hình sau: 20170 2018 2019 2020 2021 5 10 15 20 25

Đơn vị tính: Triệu USD

Nơng nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản Cơng nghiệp –Xây dựng Thương mại-Dịch vụ

Hình 2.1. Biểu đồ tổng giá trị sản xuất của thủ đô Viêng Chăn

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thủ đô Viêng Chăn, năm 2022

Từ bảng số 2.1 và hình 2.1 trên, ta có thể thấy tổng giá trị sản xuất của thủ đô Viêng Chăn đã không ngừng tăng trưởng và đã tăng lên quan các năm như: Năm

2017 tổng giá trị sản xuất của tỉnh gồm có38.20.0006 USD, đến năm 2019 tổng GTSX của tỉnh đã tăng lên thành 43.610.000 USD nhưng đến năm 2020 và 2021 giảm đi rõ rệt năm 2020 tổng giá trị sản xuất chỉ đạt 34.790.000 USD năm 2021 tổng giá trị sản xuất 31.260.000 USD do ảnh hưởng của đại dịch Covid19. Trong đó, giá trị sản xuất từ khu vực ngành nông lâm nghiệp chiếm số lượng nhiều nhất và tăng dân qua các năm từ năm 2017-2019 nhưng đến năm 2021 lại có xu hướng giảm xuống như: năm 2017 GTSX là 18.030.000 USD và năm 2018 là 19.240.000 USD, nhưng đến năm 2019 GTSX ngành này đã giảm xuống cịn 13.560.000 USD. Khu vực có GTSX cao thứ 2 sau khu vực Nông, lâm nghiệp là khu vực Thương mại - dịch vụ và khu vực này đã có xu hướng tăng dần qua các năm như: Năm 2017 GTSX ngành TM-DV chỉ có 11.580.000 USD và tiếp tục tăng lên đến năm 2019 đã tăng lên thành 13.560.000 USD và đến năm 2020 chỉ còn 10.040.000 USD, 2021 lại giảm xống chỉ còn 9.060.000 USD. Điều này cho thấy nền kinh tế của thủ đơ Viêng Chăn đã có xu hướng ngày tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, nhất là linh vực Thương mại dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị nơng nghiệp có xu hướng giảm dần, cịn giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng và thương mai - dịch vụ lại có xu hướng tăng dần. Cụ thể, giai đoạn 2017-2021 Nơng nghiệp đã giảm từ 49,97% xuống cịn 45,61%; trong khí đó, cơng nghiệp - xây dựng đã tăng lên từ 21,05% năm 2017 lên thành 23,58% năm 2021 và Thương mại - dịch vụ tăng từ 28,98% năm 2017 lên thành 30,81% năm 2021.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế thủ đô Viêng Chăn trong những năm gần đây đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ giảm tỷ trọng về nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành CN-XD và thương mại - dịch vụ. Được thể hiện qua bảng 2.2 và hình 2.2.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2017-2021

TT Khu vực Năm

2017 2018 2019 2020 2021

1 Nông nghiệp, Lâm

nghiệp, Thủy sản 49,97 48,12 47,12 46,25 45,61 2 Công nghiệp-Xây

dựng 21,05 23,02 22,60 23,04 23,58

3 Thương mại-Dịch vụ 28,98 28,86 30,28 30,71 30,81

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thủ đô Viêng Chăn

20170 2018 2019 2020 2021 10 20 30 40 50 60 Đơn vị tính: %

Nơng nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản Cơng nghiệp-Xây dựng Thương mại-Dịch vụ

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thủ đô Viêng Chăn

Sự chuyển dịch cơ cấu có được trong thời gian qua một phần là do sự tăng lên của các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế liên quan đến cung cấp dịch vụ và thương mại. Chính sự tăng này đã đem nguồn thu cũng như giải quyết việc làm trong ngành dịch vụ. Nhưng nguyên nhân chủ yếu làm nên sự gia tăng đó là do chính quyền địa phương nhắm trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 năm này là phát triển dịch vụ bên cạnh việc phát triển bền vững nơng nghiệp. Chính vì điều đó các chính sách khuyến khích đầu tư, các chính sách ưu đãi vay, hay các chính sách về đào tạo nghề của nhà nước được tập trung lên khu vực kinh tế dịch vụ nên đã dẫn đến việc gia tăng khá mạnh về mặt số lượng của các doanh nghiệp ở khu vực dịch vụ, được thể hiện ở bảng tổng hợp số doanh nghiệp theo ngành kinh tế sau.

Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp qua các năm phân chia theo ngành

Đơn vị tính: doanh nghiệp

TT Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 2020 2021 1 Ngành nông nghiệp 4 6 8 2 2 2 Ngành CN, xây dựng 28 30 33 20 18 3 Ngành thương mại - dịch vụ 100 118 125 128 110 4 Tổng cộng 132 154 166 150 130

Nguồn: Niên giám Tống kê thủ đô Viêng Chăn

Qua bảng số liệu 2.3 trên cho thấy, tổng số lượng doanh nghiệp qua các năm phân theo ngành đã có xư hướng tăng dần đến năm 2019 và giảm đột ngột năm 2020 và năm 2021 do đại dịch Covid19 đã ảnh hưởng, năm 2017 có 132 doanh nghiệp và đến năm 2019 đã tăng lên thành 166 doanh nghiệp nhưng đến năm 2020 giảm còn 150 doanh nghiệp và đến năm 2021 lại tiếp tục giảm chỉ cịn có 130 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp ngành Thương mại-dịch vụ là chiếm tỉ lệ cao nhất; thể hiện cho thấy năm 2017chỉ là 100 doanh nghiệp, đến năm 2019 đã tăng lên thành 125 doanh nghiệp và năm 2020 giảm còn 128 năm 2021 tiếp tục giảm chỉ còn 110. Doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao thư hai là lĩnh vực ngành xây dựng và chiếm số lượng doanh nghiệp ít nhất ngành Cơng nghiệp nhưng đã có xu hướng tăng dần với số lượng doanh nghiệp qua các năm và giảm đột ngột năm 2020 và năm 2021 do đại dịch Covid19 đã ảnh hưởng như: năm 2017 chỉ 4 doanh nghiệp và đến năm 2019 số lượng doanh nghiệp ngành này đã tăng lên thành 8 doanh nghiệp nhưng đến năm 2020, 2021 giảm còn 2 doanh nghiệp. Điều này thể hiện đúng đương lối, chính sách bằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước Lào nói chung, của thủ đơ Viêng Chăn nói riêng.

2.1.2. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở thủ đơ Viêng Chăn

Trong những năm qua, tình hình hoạt động XNK của thủ đơ Viêng Chăn đã có nhiều biến động. Số lượng DN tham gia hoạt động XNK luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước; cụ thể trong 5 năm qua, số lượng DN tham gia XNK năm 2021 đã tăng 55,3% so với năm 2017. Trong khi đó, kim ngạch XNK năm 2018, 2019 tăng

cao và giảm mạnh trong hai năm 2020, 2021. Kết quả thể hiện tại bảng 2.4.

Bảng 2.4. Số liệu tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại thủ đô Viêng Chăn

Năm

Số lượng DN tham gia hoạt

động XNK Kim ngạch XNK Số DN So với năm trước (%) Kim ngạch (triệu USD) So với năm trước (%) 2017 132 - 974,663 - 2018 154 116,7 1.576,900 161,8 2019 166 107,8 1.593,860 101,1 2020 150 90,4 930,700 58,4 2021 130 86,7 758,450 81,5

Nguồn: Cục Hải quan Thủ đô Viêng Chăn

Qua bảng 2.5 trên cho thấy, Trong 5 năm qua, tình tình hoạt XNK tại thủ đơ Viêng Chăn đã có bước cải tiến đi lên, năm 2017 tồn địa bàn thủ đơ Viêng Chăn chỉ có 132 DN và kim ngạch là 974.663.000 USD; Đến năm 2019 số DN đã tăng lên thành 166 DN kim ngạch 1.593.860.000 USD nhưng đến năm 2020 và 2021 số DN và kim ngạch lại giảm ró rệt cụ thể năm 2020 giảm còn 150 DN và kim ngạch là 930.700.000 USD và năm 2021 DN lại giảm chỉ còn 130 DN và kim ngạch là 758.450.000 USD do ảnh hưởng đại dịch Covid19.

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Cục Hải quan Thủ đô Viêng Chăn CHDCND Lào

2.1.3.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy thu và quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Thủ đơ Viêng Chăn

Mơ hình tổ chức bộ máy ngành Hải quan được tổ chức theo ngành dọc từ Tổng cục Hải quan đến Cục Hải quan địa phương và xuống đến các Chi cục Hải quan.

Hình 2.3. Bộ máy tổ chức Cục Hải quan Thủ đô Viêng Chăn Lào

Cục Hải quan Thủ đô Viêng Chăn Lào được tổ chức thành 07 Phòng thuộc Cục Hải quan, 02 đội và 04 Chi cục trực thuộc Cục (Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Wattay, Chi cục Hải quan Nong Khai (Lào- Thái Lan), Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư, gia công, Chi cục Kiểm tra sau thông quan).

Một số chức năng, nhiệm vụ chính của Cục Hải quan Thủ đô Viêng Chăn: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động; Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật...

Với tổ chức bộ máy như hình sơ đồ 2.4 dưới đây, mỗi Lãnh đạo Cục bao gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng đều trực tiếp phụ trách các đơn vị nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý thuế XNK tại thủ đô Viêng Chăn.

Chức năng, nhiệm vụ chính của từng Phịng thuộc Cục Hải quan:

(1). Phòng Giám sát quản lý: tổ chức thực hiện triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn về chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ giám sát quản lý bao gồm: thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, xuất xử và ghi nhãn hàng hóa XNK và các nghiệp vụ khác có liên quan.

(2). Phòng Thuế XNK: Tổ chức thu thuế XNK hàng hóa trên địa bàn; Quản lý thuế XNK hàng hóa; tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn về chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm tra, thu thuế xuất, NK, quy trình nghiệp vụ kiểm tra, xác định giá tính thuế đối với hàng hóa xuất, NK cho các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan và tổ chức thực hiện khi được Cục trưởng phê duyệt.

(3). Phịng Thanh tra: tổ chức thực hiện cơng tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành chính sách, pháp luật củNhà nước, các quy định của Bộ Tài chính, của ngành Hải quan.

4). Phòng Tổ chức cán bộ: tổ chức bộ máy; quản lý nhân sự; biên chế; tuyển dụng; hợp đồng lao động; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; chế độ chính sách cán bộ, cơng chức; bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

(5). Phịng Tài vụ Quản trị: quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động chi tiêu tài chính của đơn vị theo đúng nội dung, tiến độ, nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, của Bộ Tài chính và của Tổng cục Hải quan

(6). Văn phịng Cục: xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý và năm của Cục; tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch cơng tác của các đơn vị thuộc và trực thuộc.

(7). Phòng Quản lý rủi ro: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai hoạt động thu thập, xử lý thông tin và áp dụng quản lý rủi ro tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục; giải quyết các vướng mắc trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro ở cấp Chi cục; đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong phạm vi tồn Cục.

(8). Phịng chống bn lậu & xử lý vi phạm: tham mưu về công tác phịng, chống bn lậu, gian lận thương mại; về thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả và trong cơng tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phịng, chống khủng bố, rửa tiền trong lĩnh vực hải quan.

(9). Trung tâm Dữ liệu và công nghệ thông tin: tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn về thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong họat động Hải quan và thống kê nhà nước về Hải quan; Nghiên cứu xây dựng đề án, giải pháp trình lãnh đạo Cục về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý của Cục.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan:

Mỗi Chi cục Hải quan đều được tổ chức nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý theo quy định; đó là trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa XK, NK; phịng, chống bn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phịng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô về địa bàn quản lý, số DN được phân cấp quản lý, nguồn thu NSNN mà các chức năng được tổ chức lồng ghép nhau trong các tổ, đội thuộc Chi cục Hải quan.

Một phần của tài liệu Quản lý của Cục hải quan Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đối với thuế xuất nhập khẩu hàng hóa (Trang 41 - 52)