Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng 1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 40 - 42)

2. Tiền gửi của TCKT 43.825 31.500 47.425 (1325) (28,12) 15

2.8.1.Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng 1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành

2.8.1.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành

Bảng 2.8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nông nghiệp 187.056 274.426 361.959 87.370 46,70 87.533 31,89 2. Thủy sản 205.324 344.669 420.565 139.345 67,86 75.896 22,01 3. TM - DV 56.954 62.314 80.787 5.360 9,41 18.473 29,64 4. Ngành khác 28.505 42.762 49.408 14.257 50,01 6.646 15,54 Tổng 477.839 724.171 912.719 246.332 51,55 188.548 26,03 ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ) Ghi chú: + TM-DV: Thương mại, dịch vụ

Nông nghiệp

Phần lớn dân cư trong Huyện sống bằng nghề nông, và nông nghiệp là lĩnh vực phục vụ chủ yếu của Ngân hàng. Từ đó làm cho doanh số cho vay đối tượng này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, cụ thể như sau:

Năm 2009 doanh số cho vay đối với nông nghiệp là 187.056 triệu đồng. Năm 2010 doanh số cho vay là 274.426 triệu đồng, tăng 87.370 triệu đồng tương ứng tăng 46,70% so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay đạt 361.959 triệu đồng, tăng 87.533 triệu đồng tương ứng tăng 31,89 % so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng qua các năm là do chi phí đầu tư vào mùa vụ (cải tạo đất, giống, phân bón…) ngày càng tăng cao, hay chủ trương phá thế độc canh cây lúa, xen canh tăng vụ. Đồng thời do dịch bệnh xảy ra trên ruộng lúa và chăn nuôi gia súc làm người dân gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là khó

khăn về vốn cho việc duy trì sản xuất, chăn nuôi. Ngân hàng đã tập trung hết khả năng tạo điều kiện giúp người dân vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống.

Thủy sản

Mục đích cho vay nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân mua cá giống, tôm giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh và các chi phí khác phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian qua Ngân hàng cho vay nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá, tôm công nghiệp, bán công nghiệp,… Vì vậy, doanh số cho vay của ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất so trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể: Năm 2009 là 205.324 triệu đồng, sang năm 2010 là 344.669 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 139.345 triệu đồng tương ứng tăng 67,86%. Năm 2011 là 420.565 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 75.896 triệu đồng, tương đương 22,01%.

Biểu đồ 2.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời

Thương mại, dịch vụ

Ngành TM-DV cũng là ngành kinh tế mà Ngân hàng cũng đặc biệt quan tâm và không ngừng đầu tư trong các năm qua vì đây là ngành phát triển khá bền vững. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể: Năm 2009 doanh số cho vay là 56.954 triệu đồng

đến năm 2010 thì tăng thêm 5.360 triệu đồng tương ứng tăng 9,41% so với năm 2009, sang đến năm 2011 thì doanh số cho vay tiếp tục tăng lên và đạt 80.787 triệu đồng. Nguyên nhân là do hoạt động thương mại trên địa bàn diễn ra khá nhộn nhịp, mạng lưới kinh doanh TM-DV phát triển rộng khắp để đáp ứng yêu cầu trao đổi, tiêu dùng hàng hóa cho người dân trên địa bàn và các vùng lân cận. Đồng thời trên địa bàn huyện cũng đã có nhiều cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ đua nhau ra đời nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu cho cuộc sống hiện đại vì vậy nhu cầu vốn đầu tư vào các ngành này cũng khá cao, do đó doanh số cho vay đối với ngành này ngày càng tăng.

Ngành khác

Bên cạnh cho vay các đối tượng chính của Ngân hàng là thủy sản và nông nghiệp thì Ngân hàng còn cho vay các đối tượng khác nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, mặc dù doanh số cho vay các ngành này không cao nhưng nó liên tục tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2009 doanh số cho vay ngành khác là 28.505 triệu đồng. Đến năm 2010 đạt 42.762 triệu đồng, tăng 14.257 triệu đồng tương ứng tăng 50,01% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 49.480 triệu đồng, tăng 6.646 triệu đồng tương ứng tăng 15,54% so với năm.

 Tóm lại, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng lên rõ rệt. Ngân hàng thực hiện ngày càng tốt vai trò của mình trong việc cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, mạng lưới Ngân hàng ngày càng lớn mạnh rộng khắp đến bà con nông dân. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay ngắn hạn, còn các ngành TM-DV và các ngành khác chiếm tỷ trọng thấp hơn. Tuy nhiên Ngân hàng cũng đã dần mở rộng cho vay TM-DV và các ngành khác. Việc mở rộng này rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 40 - 42)