Doanh số thu nợ theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 32 - 35)

2. Tiền gửi của TCKT 43.825 31.500 47.425 (1325) (28,12) 15

2.7.2.Doanh số thu nợ theo thời hạn

Bảng 2.5 : Doanh số thu nợ theo thời hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Ngắn hạn 369.634 636.339 846.924 266.705 72,15 210.585 33,09 2.Trung & DH 61.799 40.366 48.356 (21.433) (34,68) 7.990 19,79 Tổng 431.433 676.705 895.280 245.272 56,85 218.575 32,29

( Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ) Ghi chú: +DH: Dài hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn:

Đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng không ngừng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong những năm qua.

Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 369.634 triệu đồng. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 636.339 triệu đồng, tăng 266.705triệu đồng với tốc độ tăng là 72,15% so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt 846.924 triệu đồng, tăng 210.585 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 33,09%. Nguyên nhân của sự tăng này một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên kéo theo sự gia tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn. Các CBTD thường xuyên thông báo, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thời hạn thanh toán nợ để họ chuẩn bị trước, khi đến hạn khách hàng có thể thanh toán nợ cho Ngân hàng, điều này ảnh hưởng tích cực đến công tác thu hồi nợ. Ngoài ra do tình hình kinh tế địa phương có bước phát triển khá lớn so với cùng kỳ những năm trước, thêm vào đó được sự hỗ trợ đúng mức, kịp thời của chính quyền địa phương nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, cá nhân ngày càng có hiệu quả, giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay cho Ngân hàng.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Qua bảng 2.5 ta thấy tình hình thu hồi nợ trung và dài hạn có sự biến động qua các năm, cụ thể: Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 61.799 triệu đồng. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 40.366 triệu đồng, giảm 21.433 triệu đồng với tốc độ giảm là 34,68 % so với năm 2009. Nguyên nhân giảm là do còn nhiều khó khăn

vướng mắc như: giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất. Nguyên nhân khác nữa là do sự tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, hàng tiêu dùng,… Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Đến năm 2011 đạt 48.356 triệu đồng, tăng 7.990 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng 19,79%. Doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng nguyên nhân là do có những khoản nợ đã đến hạn trả nợ của một số khách hàng làm tăng doanh số thu nợ của ngân hàng, điều này cho thấy khách hàng đã sử dụng vốn vay vào đúng mục đích và có trách nhiệm khi vay vốn từ Ngân hàng để đầu tư, bên cạnh đó do đơn vị có đội ngũ cán bộ tương đối chấp hành tốt khâu công tác thẩm định, lựa chọn khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng cũng đã góp phần tích cực đến công tác thu hồi nợ.

Biểu đồ 2.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời

Tóm lại, công tác thu hồi vốn đã giải ngân là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi CBTD phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với

Ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của CBTD từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho Ngân hàng. Qua đó, ta thấy được tầm quan trọng của CBTD trong công tác cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận cho đơn vị.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 32 - 35)