Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 2.13: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tạ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 54 - 55)

2. Tiền gửi của TCKT 43.825 31.500 47.425 (1325) (28,12) 15

2.8.3.2. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 2.13: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tạ

Bảng 2.13: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 tiềnSố Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) 1. DNNQD 68.524 113.114 171.822 44.590 65,07 58.708 51,90 2. Kinh tế cá thể, HSXKD 289.459 332.701 339.788 43.242 14,93 7.087 2,13 Tổng 357.98 3 445.815 511.61 0 87.832 24,53 66.579 14,75

( Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ) Ghi chú: + DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

+ HSXKD: Hộ sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Qua bảng số liệu 2.13 ta thấy tình hình dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng trưởng theo chiều hướng tích cực qua các năm. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn của đối tượng này là 68.524 triệu đồng, sang năm 2010 dư nợ này tăng 44.590 triệu đồng tương ứng tăng 65,07% so với năm 2009 và đạt mức 113.114 triệu đồng. Đến năm 2011 dư nợ của đối tượng này tiếp tục tăng và đạt 171.822 triệu đồng, tăng 58.708 triệu đồng tương ứng tăng 51,90% so với năm 2010. Vì các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn tăng, cộng thêm việc kinh doanh có phần thuận lợi hơn trong thời buổi mở cửa nên họ mạnh dạn đầu tư tiếp cho những năm sau và Ngân hàng cũng đã tăng trưởng mức cho vay cho các đối tượng này, nên làm cho dư nợ của DNNQD tăng lên đáng kể.

Đối với kinh tế cá thể, hộ sản xuất kinh doanh

Qua bảng số liệu 2.13 ta thấy dư nợ thành phần cá thể và HSXKD chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay và tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể: Năm 2010 dư nợ đạt 332.701 triệu đồng, tăng 43.242 triệu đồng tương đương tăng 14,93% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ đạt được 339.788 triệu đồng, tăng 7.087 triệu đồng tương đương tăng 2,13 % so với năm 2010. Cùng với

doanh số cho vay tăng kéo theo dư nợ cho vay của loại hình này cũng tăng theo. Do Ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay, áp dụng lãi suất linh hoạt, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục cho vay, chuyển đổi cơ cấu tín dụng hợp lý trên cơ sở phương án có hiệu quả khả thi, tiếp tục ưu tiên vốn và tạo điều kiện cho các hộ cá thể có thể tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị, mở rộng quy mô ngành nghề. Mặt khác, các đối tượng này chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh và làm ăn có hiệu quả.

Biểu đồ 2.12: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w