Tình hình dư nợ theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 35 - 37)

2. Tiền gửi của TCKT 43.825 31.500 47.425 (1325) (28,12) 15

2.7.3.Tình hình dư nợ theo thời hạn

Dư nợ phản ánh rõ nét thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng của từng ngành tại thời điểm nhất định. Nếu doanh số cho vay của đối tượng đó tăng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng thì sẽ làm cho dư nợ cuối năm biến đổi tăng, giảm. Để thấy rõ hơn vấn đề đó ta đi vào phân tích dư nợ qua 3 năm.

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ theo thời hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Ngắn hạn 357.983 445.815 511.610 87.832 24,53 65.795 14,75 2. Trung & DH 39.320 62.094 89.880 22.774 57,91 27.786 44,74 Tổng 397.303 507.909 601.490 110.606 27,83 93.581 18,42

( Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ) Ghi chú: +DH: Dài hạn

Từ bảng số liệu 2.6 cho thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng dần qua 3 năm, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tổng dư nợ của Ngân hàng năm 2009 là 397.303 triệu đồng thì sang năm 2010 là 507.909 triệu đồng, tăng 110.606 triệu đồng tương ứng tăng 27,83%. Đến năm 2011 tổng dư nợ cho vay là 601.490 triệu đồng, tăng 93.581 triệu đồng tương ứng với tốc độ gia tăng là 18,42% so với năm 2010.

Ta thấy trong tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng trưởng ổn định hằng năm. Đó là do doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay hằng năm. Ngoài ra, tình hình dư nợ trung hạn cũng tăng trưởng tích cực.

Trong tổng dư nợ ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2009 đạt 357.983 triệu đồng. Năm 2010 dư nợ đạt 445.815 triệu đồng, tăng 87.832 triệu đồng với tốc độ tăng 24,53% so với năm 2009. Sang đến năm 2011 thì dư nợ đạt 511.610triệu đồng, tăng 65.795 triệu đồng với tốc độ tăng 14,75% so với năm 2010. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu là điều tất nhiên khi từ năm (2009 – 2011) doanh số cho vay ngắn hạn luôn đứng vị trị thứ nhất. Đất nước đang chuyển mình vào xu hướng hội nhập, mọi thành phần kinh tế cả nước nói chung và của huyện Trần Văn Thời nói riêng đều có nhu cầu về vốn rất cao để mở rộng, đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thu mua lương thực và vay tiêu dùng...

Dư nợ trung và dài hạn

Qua bảng 2.6 ta thấy dư nợ trung hạn cũng tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ, cụ thể: Năm 2009 đạt 39.320triệu đồng. Năm 2010 đạt 62.094triệu đồng, tăng 22.774 triệu đồng tương đương tăng 57,91% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ đạt 89.880 triệu đồng, tăng 27.786 triệu đồng tương đương tăng 44,74% so với năm 2010. Dư nợ của ngân hàng tăng nguyên nhân là do các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong Huyện ngày càng cải thiện điểm yếu của mình và tiếp tục đầu tư thêm nhiều phương án sản xuất kinh doanh trung và dài hạn. Trong năm 2011 nhu cầu vay trung và dài hạn của khách hàng nhiều hơn để phục vụ đầu tư sản xuất nông nghiệp, thủy sản và Ngân hàng cũng đang tăng doanh số cho vay trung và dài hạn nên dư nợ tăng khá cao.

Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ theo thời hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời

 Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn tiếp tục phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này là do các CBTD đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Từ đó tạo thêm uy tín cho Ngân hàng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 35 - 37)