Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 42 - 45)

2. Tiền gửi của TCKT 43.825 31.500 47.425 (1325) (28,12) 15

2.8.1.2.Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Trong số các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì thành phần cá thể, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tham gia vay vốn của Ngân hàng nhiều nhất.

Bảng 2.9: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNH chi nhánh huyện Trần Văn Thời

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch2010/2009 Chênh lệch2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. DNNQD 131.687 184.504 200.086 52.817 40,10 15.582 8,44 2. Kinh tế cá thể, HSXKD 346.152 539.667 712.633 193.515 55,90 246.966 45,76 Tổng 477.839 724.171 912.719 246.332 51,55 188.548 26,03 ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ) Ghi chú: + DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

+ HSXKD: Hộ sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của huyện, mặc dù doanh số cho vay thành phần này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nhưng doanh số cho vay ở đối tượng này luôn tăng qua các năm. Năm 2009 doanh số đạt 131.687 triệu đồng, sang năm 2010 doanh số cho vay tăng 52.817 triệu đồng tương đương tăng 40,10% so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt 200.086 triệu đồng, tăng thêm 15.582 triệu đồng tương đương tăng 8,44% so với năm 2010. Sự tăng trưởng của đối tượng này là hệ quả tất yếu khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, dẫn đến việc mở cửa thị trường, xóa bỏ bao cấp của nhà nước đối các doanh nghiệp quốc doanh. Ngân hàng thể hiện sự năng động trong việc kinh doanh đầu tư đúng mức cho doanh nghiệp theo mô hình khép kín từ khâu nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ; biết hướng mục tiêu vào thị trường tiềm năng là các DNNQD. Đây là định hướng phát triển bền vững, đúng đắn trong tình hình hiện nay của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời

Đối với kinh tế cá thể, hộ sản xuất kinh doanh

Đối với huyện Trần Văn Thời, phần lớn dân cư sống bằng nghề nông, nuôi trồng thủy sản, vốn tự có từ tích luỹ của nội bộ nông dân không thể đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ sản xuất. Do đó hoạt động tín dụng của Ngân hàng tập trung giải quyết vấn đề vốn cho nông dân đầu tư phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các dịch vụ của đơn vị, nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Do đó, vốn tín dụng cho cá thể, HSXKD chiếm vị trí cao nhất và rất quan trọng trong tổng doanh số cho vay, nó tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể:

- Năm 2010 đạt 539.667 triệu đồng, tăng 193.515 triệu đồng với tốc độ tăng là 55,90% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng phần lớn là do bà con nông dân cần nguồn vốn để đầu tư sản xuất do giá cả các vật tư dùng trong nông nghiệp và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản luôn tăng trong những năm này, còn nguyên nhân nữa là trong những năm này nông dân luôn gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp (nạn rầy nâu làm nhiều diện tích lúa bị nhiễm vàng lùn, lùn xoắn lá gây thiệt hại các diện tích bị nhiễm) do đó nông dân cần vốn để tiếp tục tái đầu tư.

- Năm 2011 đạt 712.633 triệu đồng, tăng 246.966 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng 45,76% vì trong năm này nông dân cũng cần nguồn vốn để đầu tư sản xuất do giá cả các vật tư dùng để sản xuất luôn tăng, ngoài ra nông dân cũng đã mạnh dạng áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp nên cần vốn để mua sắm máy móc thiết bị làm cho doanh số cho vay tăng lên.

Nhìn chung, trong 3 năm qua Ngân hàng đã triển khai và đầu tư kịp thời; thực hiện định hướng chiến lược mở rộng cho vay hộ sản xuất kinh doanh để khai thác thế mạnh của Huyện là có tiềm năng kinh tế phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản,... Hiệu quả cho vay bước đầu giúp đem lại thu nhập cho hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, thoát khỏi đói nghèo và vươn tới làm giàu chính đáng cho bản thân.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 42 - 45)