Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư sao thủy (Trang 26 - 29)

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Khoản mục / Tiêu chí Năm So sánh năm 2012/ 2011 So sánh năm 2013/ 2012 2011 2012 2013 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % 1 Doanh thu 113.16 141.45 205 28.29 20 63.55 31.5 2 Các khoản giảm trừ 2 3 2

3 Doanh thu thuần 113.16 141.45 205 28.29 20 63.55 31.5

4 Chi phí hoạt động kinh doanh

7.53 13.83 20.45 6.3 45.55 6.62 47.87

5 Lợi nhuận gộp 20.48 23.8 35 3.32 13.95 11.2 32

6 Lợi nhuận trước thuế 20.48 23.8 35 3.32 13.95 11.2 32

7 Chi phí thuế 2.87 4.93 5.93 1.96 68.29 1 20.28

8 LNST 25.83 40.395 72.43 14.565 36.1 32.035 44.22

Nguồn: Phịng Hành Chính Nhân Sự

Căn cứ vào kết quả báo cáo hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011-2013 do phịng Hành chính Nhân sự của cơng ty cung cấp, ta có nhận xét sau:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp các dịch vụ năm 2013 là 205 tỷ đồng, tăng 31,5 % so với năm 2012 một lượng tăng khá lớn cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng tốt đẹp.

Giá vốn bán hàng năm 2013 là 231 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng với 53%, mức tăng này tương đối so với mức tăng của doanh thu bán hàng.

Lợi nhuận gộp năm 2013 tăng hơn so với năm 2012. Lợi nhuận gộp năm 2012 đạt 35 tỷ đồng, tương ứng với 32%.

Công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư Sao Thủy đạt doanh thu 205 tỷ đồng (kế hoạch 165 tỷ đồng), lợi nhuận 36 tỷ đồng (kế hoạch 11,5 tỷ đồng) thu nhập bình qn 7,787 triệu đồng/cơng nhân/tháng. Với những kết quả đạt được, Công ty đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2014 doanh thu là 332,285 tỷ đồng, lợi nhuận 31,495 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 12,495 tỷ đồng.

Qua báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy cơng ty làm ăn có lãi, các chi tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận kế toán trước thuế không ngừng tăng lên. Đây là biểu hiện tốt cho sự phát triển của Cơng ty.

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới đào tạonhân lực tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư Sao Thủy nhân lực tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư Sao Thủy

3.2.1 Mức độ cạnh tranh trong ngành

Hiện nay trong ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư và thương mại thì Cơng ty phải chịu sự cạnh tranh từ các công ty khác như Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hành Tinh Xanh, Công ty cổ phần đầu tư Sen group…và các cơng ty liên doanh nước ngồi. Chính vì vậy việc đào tạo nhân lực có vai trị càng quan trọng và cấp thiết hơn. Mức độ cạnh tranh này địi hỏi Cơng ty Sao Thủy phải có các chiến lược cụ thể để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, quyết định sự thành bại của công ty, chính vì điều đó nên chiến lược kinh doanh phải ln đi kèm với chiến lược về nhân lực, và công tác đào tạo nhân lực là một trong số đó. Tùy vào từng tình hình cụ thể trên thị trường mà Ban lãnh đạo cơng ty sẽ có những chính sách và kế hoạch đào tạo nhân lực khác nhau, nhằm tối ưu hóa mục tiêu đã đề ra. Cụ thể, năm 2013, Công ty Hành tinh xanh và Công ty Sen group đã có một cú bật lớn trên thị trường tư vấn, đầu tư và cho th nhà đất vì vậy cơng ty đã mất một số khách hàng lớn. Chính vì lí do này, cơng ty đã có những kế hoạch đào tạo nhân lực cụ thể là nhân lực có chun mơn về kinh doanh với những nội dung đào tạo chuyên sâu vào kĩ năng chun mơn của họ để có thể cạnh tranh một cách trực tiếp với những đối thủ mạnh trong ngành.

3.2.2 Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng một cách nhanh chóng, thu nhập của nhập của người dân ngày càng được cải thiện,. Chính vì thế mà nhu cầu về dịch vụ ngày càng tăng, ngày càng phát triển vì thế cho nên chất lượng dịch vụ là yếu tố được chú trọng hàng đầu để có thể đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của con người.

Điều kiện kinh tế luôn ảnh hưởng lớn đến quản trị nhân lực nói chung cũng như đào tạo nhân lực nói riêng. Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều

chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Hoặc nếu phải chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới, cần đào tạo lại nhân viên. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.

3.2.3 Mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty

Mục tiêu chiến lược của công ty là trở thành một doanh nghiệp luôn đáp ứng được nhu cầu dịch vụ của khách hàng, trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Vì thế cơng ty ln cô gắng cải thiện dịch vụ để trở nên gần gũi với khác hàng làm cho mọi quan hệ hợp tác dễ dàng và đơn giản hơn. Do đó đào tạo nhân lực là điều rất quan trọng, làm cho đội ngũ nhân viên có trình độ chun nghiệp hơn, nâng cao hiệu quả công việc, thúc đẩy sự tăng trưởng về doanh thu.

Việc đào tạo nhân lực đã góp một phần lớn cho cơng ty, cơng ty đang đạt được sự hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động của mình, mục tiêu kinh doanh năm 2013 của cơng ty đã thực hiện tốt, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp các dịch vụ năm 2013 là 205 tỷ đồng, tăng 31,5 % so với năm 2012 một lượng tăng khá lớn cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt đẹp.

3.2.4 Quan điểm của nhà quản trị tại Công ty

Theo TGĐ Bà Nguyễn Hồng Thắm: “Nguồn nhân lực chính là tài sản vơ giá của

doanh nghiệp. Công ty chú trọng vào việc sử dụng hiệu quả và tối ưu hóa nguồn nhân lực của doanh nghiệp và đó chính là bí quyết của cơng ty đứng vững trong năm 2012 đầy khó khăn”.

Trước sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế cũng như sự canh tranh gay gắt trên thị trường, Ban giám đốc công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ nhân lực từ đó cơng tác đào tạo đối với nguồn nhân lực đã được quan tâm nhiều và cụ thể hơn. Cụ thể, công ty đã thấy rõ được hiệu quả của việc đào tạo nhân lực sẽ giúp cho công ty để đứng vững trên thị trường Hiện nay, Ban giám đốc cơng ty đã có quan điểm đặt chất lượng đào tạo nhân lực lên làm mục tiêu hàng đầu trong mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp điển hình là nội dung, hình thức đào tạo đã phong phú hơn, ngân sách đào tạo cũng được nới lỏng hơn. Vì vậy công tác đào tạo nhân lực tại công ty rất được coi trọng. Tuy nhiên, Phịng Hành chính - Nhân sự khi thực hiện cơng tác đào tạo vẫn còn

mang quan điểm chủ quan, chưa tham khảo nguyện vọng của nhân lực dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nhân lực.

3.2.5 Ngân sách dành cho đào tạo tại công ty

Ngân sách đào tạo hàng năm của cơng ty có ảnh hưởng lớn đến quy mơ cũng như chất lượng của khóa đào tạo được thực hiện. Ngân sách của cơng ty dùng để chi trả cho mọi chi phí liên quan đến q trình đào tạo như chi phí th giảng viên, thuê địa điểm, tài liệu học tập, các khoản trợ cấp cho nhân lực được đào tạo…

Bảng 3.3. Ngân sách đào tạo nhân lực tại trụ sở chính của cơng ty trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng; tỷ lệ % Năm Ngân sách đào tạo 2011 2012 2013 2014 (dự tính) 2012/2011 2013/2012 CL TL CL TL

Bên trong doanh

nghiệp 143 145 149 166 2 101,39 4 102,76

Bên ngoài doanh

nghiệp 70 74 76 90 4 105,71 2 102.7

Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân sự

Hàng năm công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư Sao Thủy đều dành một khoản ngân sách đáng kể để thực hiện đào tạo nhân lực. Ngân sách đào tạo tại trụ sở chính của cơng ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư Sao Thủy qua 4 năm từ 2011 đến 2014 được thể hiện ở bảng tổng hợp 3.3. Ta thấy được cơng ty đã có chú trọng và đã dành một khoản ngân sách không nhỏ để thực hiện công tác đào tạo tại doanh nghiệp. Năm 2012 và 2013, ngân sách dành cho đào tạo nhân lực của cơng ty có sự cải thiện. Tuy nhiên, dự tính năm 2014, ngân sách dành cho đào tạo của cơng ty sẽ có phần cải thiện hơn.

3.2.6 Trình độ nguồn nhân lực tại cơng ty

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư sao thủy (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)