.Nguyên nhân chủ yếu của các thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH trang trí nội thất và thương mại thế phong (Trang 41 - 42)

3.1.3.1. Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi và diễn biến phức tạp, bất ngờ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc ứng phó với nhưng thay đổi đó.

Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn khi mua bất kỳ một sản phẩm nào, họ yêu cầu ngày càng cao ở sản phẩm cả về mẫu mã, chất lượng, giá cả và dịch vụ. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải khơng ngừng tìm hiểu, đổi mới sản phẩm để đáp ứng sự thay đổi đó của khách hàng.

3.1.3.2. Ngun nhân chủ quan

Cơng ty chưa có một bộ phận chun đảm nhiệm cơng tác hoạch đinh CLKD mà chỉ tiến hành hoạch định khi thấy cần thiết.

Công tác dự báo các vấn đề thị trường còn bộc lộ nhiều hạn chế do khả năng dự đoán các vấn đề thị trường thấp, thơng tin thu thập cịn hạn chế. Trong nhiều trường hợp thông tin thu thập được khơng phù hợp hoặc cịn thiếu xa với u cầu công tác hoạch định CLKD của Công ty.

Nguồn lực của Công ty là hạn chế cả về nhân lực và tài chính cho hoạch định CLKD.

3.2. Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của Cơng ty TNHH trang trí nội thất và thương mại Thế Phong.

3.2.1. Các dự báo về thị trường kinh doanh nội thất Việt Nam nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng trong giai đoạn tới.

Năm 2013 vừa qua tình hình kinh tế thế giới vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn;

thị trường bất động sản vẫn còn trầm lắng; sản xuất kinh doanh của các DN vẫn trong tình trạng khó khăn; xử lý hàng tồn kho và nợ xấu, duy trì đời sống, việc làm cho người lao động tiếp tục là một thách thức lớn đối với các DN.

Khi kinh tế gặp khó khăn thì xu thế tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu cũng hình thành. Nếu trước đây các sản phẩm nội thất có giá cao, gỗ tự nhiên đẳng cấp… ln là sự lựa chọn của người tiêu dùng, thì nay người dân đang quay về các sản phẩm có giá hạng trung, thậm chí giá rẻ để mua sắm. Với thực tế trên, hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp “quay về” với dòng sản phẩm ở phân khúc này. Phải chăng đây là sự lựa chọn khôn ngoan cho các doanh nghiệp nội thất khi muốn tồn tại trong giai đoạn khó khăn như hiện nay?

Trao đổi với nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nội thất tại khu vực Hà Nội thì hầu như đơn vị nào cũng “la làng” trước tình hình kinh doanh đang ngày một khó như hiện nay. Cái khó ở đây khơng phải vì sự đầu tư, thiếu sản phẩm đẹp, chất lượng cao, thiếu công nghệ, nguyên vật liệu để sản xuất, mà cái thiếu lớn nhất của doanh nghiệp nội thất hiện nay là “thiếu người mua”. Một doanh nghiệp kinh doanh nội thất trên địa bàn Hà Nội nói vui rằng: “Hàng nội thất cao cấp của chúng tôi bây giờ giống như bị khủng hoảng thừa. Dù đã dùng đủ mọi cách như tăng giảm giá, khuyến mãi khủng…, vẫn không thấy khách đến. Chúng tôi không thiếu chế độ hậu mãi, không thiếu sản phẩm chất lượng mà chúng tôi đang thiếu người tiêu dùng đến để xem hàng…”

So với trước đây hiện thị trường đã tụt giảm khoảng 50% doanh số bán, hàng làm ra để tồn kho, bán hàng chỉ mong đủ lương để nuôi nhân viên và hoạt động cầm chừng. Nhiều doanh nghiệp cho biết, nếu cách đây vài ba năm, hầu như lúc nào cũng có đơn hàng cho các sản phẩm nội thất cao cấp, gỗ tự nhiên giá chí ít cũng từ 100 triệu đồng trở lên thì nay gần như hy hữu lắm mới có được hợp đồng. Theo các doanh nghiệp, thực tế này khơng phải thay đổi về thói quen tiêu dùng mà vì khi kinh tế khó khăn ai ai cũng phải “thắt lưng buộc bụng”. Vả lại, trước đây kinh tế cịn sơi động, có nhiều cơng trình, cao ốc văn phịng xây dựng, nhà cá nhân cũng xây nhiều, thị trường nội thất cũng “ăn theo”, còn bây giờ hầu như thị trường bất động sản đã “kiệt sức” nên không thể trông chờ được vào sự “tương tác” của thị trường này.

Không chỉ vậy, thách thức lớn đối với các Doanh nghiệp kinh doanh nội thất hiện nay còn là việc sử dụng các sản phẩm nội thất làm từ tre nứa hay việc sử dụng sàn gạch men thay cho việc sử dụng sàn gỗ.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH trang trí nội thất và thương mại thế phong (Trang 41 - 42)