II. Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của PLC
1. 2 Nâng cao công tác quản lý chất lượng:
Chất lượng của sản phẩm được hình thành từ khi nghiên cứu sản xuất và cho tới khi sau bán hàng. Do vậy, muốn đảm bảo được chất lượng thì cơng ty phải thường xuyên theo dõi kiểm tra tất cả các khâu của q trình pha chế và phải có một chế độ kiểm tra chất lượng do các nhân viên kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp thực hiện. Công tác quản lý chất lượng đòi hỏi phải theo dõi sát sao từng khâu, từng bộ phận trong suốt quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng.
Hàng hoá của PLC chủ yếu là nhập khẩu gồm cả dầu gốc và dầu thành phẩm, do vậy ngay từ khâu nhập về cũng đã phải thực hiện tốt khâu công tác quản lý chất lượng.
+ Thực hiện chặt chẽ khâu ký kết hợp đồng, đặc biệt là phần chất lượng sản phẩm.
+ Hàng hoá cần phải qua khâu kiểm tra chất lượng trước khi nhập về.
+ ổn định nguồn hàng nhập.
Quá trình sản xuất pha chế là quá trình hình thành chất lượng sản phẩm. Quy trình pha chế gồm có nhiều cơng đoạn (đưa dầu gốc, phụ gia
vào bể nhỏ rồi đưa qua bể pha chế, tới khâu lọc, đóng rót...), chỉ cần một sơ suất nhỏ là đã cho một kết quả khác, do vậy cán bộ kỹ thuật cần phải chú trọng theo dõi các khâu then chốt, quyết định chất lượng sản phẩm
Cuối cùng là cơng tác kiểm tra chất lượng. Hàng hố được đem ra tiêu thụ trước hết phải được kiểm tra chất lượng qua một lần nữa. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển hàng hóa phải được thực hiện theo đúng quy định, tránh không được lẫn tạp chất làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Để tăng cường hoạt động quản lí chất lượng, PLC cần hồn thành việc áp dụng ISO 9002- là một hệ thống tiêu chuẩn về lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị máy móc, thuộc bộ tiêu chẩn ISO 9000. ISO 9002 có thể nói là một tờ giấy chứng minh thư cho sản phẩm của doanh nghiệp, khẳng định ưu thế của mình đối với khách hàng đặc biệt là các khách hàng công nghiệp. áp dụng ISO 9002 vào công tác quản lý chất lượng là một cơ sở để khẳng định chất lượng sản phẩm của PLC, làm tăng uy tín và sức cạnh tranh của PLC.