NỮ GIỚI VỚI NAM GIỚI
Đọc hiểu Kinh Thánh Sáng Thế Ký 21:14-22 theo truyền
thống là đọc dưới gĩc nhìn của nam giới với quan điểm nam giới là trung tâm, tập trung xoay quanh cuộc đời của Áp-ra- ham. Xem Áp-ra-ham là nhân vật chính vơ can trong các mối xung đột gia đình. Câu chuyện này được nhắc qua loa như một chuyện ghen tuơng của phụ nữ tầm thường, và Áp-ra-ham cịn bận lo những việc đại sự nên khơng được đề cập trong bi kịch này. Chúng ta, cả những người nam và người nữ quen với gĩc nhìn vay mượn từ một số nhà giải kinh nam giới cho rằng
đây là chuyện của hai người đàn bà, một biến khúc nhỏ trong
câu chuyện lời hứa của Đức Chúa Trời và người được chọn là Áp-ra-ham. A-ga và Sa-ra là những vai diễn phụ được sử dụng cho kế hoạch lớn mà Đức Chúa Trời sắp bày tỏ cho nam chính Áp-ra-ham. Thực tế, đây khơng phải là một biến cố khơng cần
thiết, thừa thải trong câu chuyện cuộc đời của Áp-ra-ham.
Ngược lại biến cố này nên là bài học về trách nhiệm, sự hèn nhát, bất tín, vơ cảm, bạo lực và áp bức của Áp-ra-ham.
Độc giả, người Tin Lành hầu như chưa bao giờ nghe một
lời quở trách nào dành cho Áp-ra-ham trong câu chuyện này; mà chỉ thường nghe ca ngợi về sự vâng phục của ơng. Tương tự như cách đối diện các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, đặc biệt chuyện ba người, thường phần lỗi sẽ thuộc về phụ nữ: vì cơ khơng lo chăm sĩc gia đình, vì cơ trở nên xấu xí, v,v. Cả văn hĩa Việt Nam đề cao vai trị của nam giới và truyền thống thần học phụ quyền giải quyết khủng hoảng bằng vai trị thượng phong, bỏ phụ nữ lại đằng sau trong im lặng, ê chề, tội lỗi, và tầm thường. Câu chuyện về Áp-ra-ham, Sa-ra và A-ga ở ngay
trong Kinh Thánh, nhưng thẩm quyền lại nằm ở chỗ người
giải kinh muốn chúng ta nghe điều gì. Liệu chúng ta cĩ thể bỏ qua hoặc làm ngơ trước những bi kịch, tổn thương trong câu chuyện này? Câu chuyện này là sự dạy dỗ về sự đáng khinh bỉ của người thứ ba hay là bài học về sự kiêu ngạo, quy chụp, bất tín, áp đặt và sự cơng bình của Đức Chúa Trời?
Dưới gĩc nhìn của một số tác giả nam giới, nhân vật A-ga
được tiếp tục bị các “thần bút” khai thác thân phận nơ lệ, câm
lặng, ngồi cuộc, đáng bị rũ bỏ trong kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời dành cho tuyển dân; hơn là đề cập đến sự gặp gỡ riêng tư cá nhân của A-ga với Đức Chúa Trời, cũng như lời hứa cao quý mà Ngài dành riêng cho A-ga. Đọc và hiểu câu chuyện dưới gĩc nhìn nữ giới, câu chuyện phản ánh thực tế người nữ bị lạm dụng từ tình cảm lẫn thể xác, bị áp bức và giam cầm thuộc linh, nhưng quan điểm lại được đặt ra bởi những thế lực chính thống. Phụ nữ khơng được hiểu và nhận lấy sự khích lệ, bài học mới mẻ, năng lực và sự khai phĩng từ trong lời của
Đức Chúa Trời qua những người nữ cĩ hồn cảnh như mình.