Vài nhận xét

Một phần của tài liệu Hop-tuyen-than-hoc-1 (Trang 117 - 122)

III. VÀI NHẬN XÉT VỀ NHỮNG BẢN DỊCH KINH THÁNH TIẾNG VIỆT TRONG THẾ KỶ

c. Vài nhận xét

Phúc Âm Giăng được ghi lại để giúp độc giả hiểu một số ý nghĩa thần học liên hệ đến những điều Đức Chúa Jesus đã dạy và làm. Phúc Âm Giăng được dịch sang tiếng Việt vào cuối thế kỷ thứ 19, khi mà chữ Quốc ngữ cịn chưa hồn thiện, và những khái niệm thần học vẫn cịn xa lạ với người Việt. Do đĩ, việc chuyển ngữ chính xác ý nghĩa Phúc Âm Giăng địi hỏi những nỗ lực rất lớn từ dịch giả.

Do khuơn khổ giới hạn của bài viết này, những nhận định về Bản dịch Phúc Âm Giăng (1900) khơng thể được trình bày một cách đầy đủ. Dưới đây là vài điểm căn bản.

Khác với việc chuyển ngữ Phúc Âm Lu-ca và Phúc Âm Mác trước đĩ - dịch nội dung Kinh Thánh theo phân đoạn - Phúc Âm Giăng được dịch theo từng câu Kinh Thánh, và mỗi câu Kinh Thánh được in thành từng phần riêng lẻ.

Khái niệm thần học đầu tiên về Đức Chúa Jesus mà tác giả Phúc Âm Giăng đã giới thiệu cho độc giả là Logos (Λόγος). Logos là một danh hiệu trình bày một số bản chất của Đức Chúa Jesus: Ngài cĩ từ trước vơ cùng; Ngài ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngài là Đức Chúa Trời. Chữ Λόγος trong nguyên văn Hy Lạp cĩ rất nhiều nghĩa. Vài ý nghĩa căn bản chữ này là “lời”, “căn nguyên”, “nguyên nhân”, “luận đề”, v.v. Đa số các ngơn ngữ trên thế giới khơng cĩ danh từ mang những ý nghĩa tương đương với chữ Logos, vì vậy các dịch giả đã dịch chữ Logos theo ý nghĩa đầu

tiên của chữ này trong tiếng Hy Lạp là Lời (La Parole – Pháp;

Word - Anh).

Trong bản dịch Phúc Âm Giăng (1900), Walter James đã dịch Logos là Ngơi Lời - khơng theo ý nghĩa của chữ này đúng theo nguyên văn Hy Lạp – nhưng theo ý nghĩa của chữ này trong các bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên thú vị là chữ Ngơi Lời mà Walter James đã dùng

để dịch danh hiệu Logos của Đức Chúa Jesus lại liên hệ với

chữ “đức Chúa blời” mà Linh mục Alexandre de Rhodes dùng

để giới thiệu Đức Chúa Trời cho người Việt lúc chữ Quốc ngữ

cịn phơi thai. Chữ “đức Chúa blời” được dùng trong thế kỷ

17 vừa cĩ ý nghĩa là Đức Chúa Trời, vừa cĩ ý nghĩa là Lời. Đây là ý nghĩa của chữ Logos mà tác giả Phúc Âm Giăng đã dùng, và là ý nghĩa của chữ Ngơi Lời mà Walter James đã dịch. Đức Chúa Jesus là Ngơi Lời và Đức Chúa Jesus cũng chính là Đức Chúa Trời.

Danh hiệu Ngơi Lời mà Walter James đã chọn để dịch chữ Logos trong bản dịch Phúc Âm Giăng (1900) vẫn cịn được sử dụng trong các bản dịch Kinh Thánh Tin Lành tiếng Việt đến ngày nay.

Một khái niệm thần học quan trọng khác cĩ liên hệ đến một

danh hiệu khác của Đức Chúa Jesus được nhắc đến trong Phúc Âm Giăng là Messiah. Đây là một danh từ cĩ ngữ căn từ tiếng

Hê-bơ-rơ (Hebrew). Chữ Messiah (מָשִׁיחַ – Māšỵaḥ) nguyên

nghĩa trong tiếng Hê-bơ-rơ là “được xức dầu.” Chữ này thường

được người Do Thái dùng để chỉ về một “người được xức dầu,”

và cũng được dùng để chỉ về “vật được xức dầu.” Danh hiệu này cịn được người Do Thái dùng với một ý nghĩa đặc biệt để gọi Đấng Cứu Tinh mà họ đang trơng chờ – Đấng Cứu Tinh đĩ

được gọi là Đấng Messiah. Tác giả Phúc Âm Giăng đã lưu ý độc

giả của mình rằng Đấng Messiah được dự ngơn trong Thánh Kinh Cựu Ước chính là Đức Chúa Jesus.

Trong cả Kinh Thánh Tân Ước, chỉ cĩ hai lần chữ Messiah

được viết theo ngữ căn Hebrew, và cả hai lần đều được ghi

lại trong Phúc Âm Giăng (1:41; 4:25). Khi dịch sang tiếng Việt, do khơng cĩ từ ngữ tương đương, Walter James đã dùng cách dịch theo lối phát âm để diễn tả danh hiệu này. Trong Bản dịch Phúc Âm Giăng (1900), Đấng Messiah được viết là “đấng

Messias”, tương tự như chữ Messiah trong tiếng Anh và Messie

trong tiếng Pháp.

Đấng Christ (Χριστός - Christĩs) là một danh hiệu khác

của Đức Chúa Jesus. Đấng Christ chính là Đấng Messiah

(Māšỵaḥ) được dịch sang tiếng Hy Lạp. Trong Bản Dịch Phúc

Âm Giăng (1900), Walter James đã dùng chữ “Kirixitơ” mà Jean Bonet đã dùng khi dịch danh hiệu Đấng Christ trong Phúc Âm Lu-ca (1890). “Kirixitơ” là dạng viết theo cách phát âm kéo dài chữ (Χριστός - Christĩs) trong tiếng Việt.

Khi đọc Phúc Âm Giăng, người tin Chúa khơng thể nào

khơng đọc câu Kinh Thánh Giăng 3:16. Câu Kinh Thánh quan trọng này đã được Walter James dịch như sau:

“Vì Đức Chúa Trời đã yêu thương thiên hạ là thể nào, thì người cho sai Con một người xuống, mà kẻ nào cĩ lịng tin người thì khỏi chết khốn nạn, mà lại đặng sống khơng cùng”

(Giăng 3:16 – Bản dịch Phúc Âm Giăng 1900).

IV. TĨM LƯỢC

Trong bài viết này, chúng ta đã ơn lại vài nét về cơng tác dịch thuật và phân phối Kinh Thánh tại Việt Nam vào thế kỷ thứ 19 do Thánh Kinh Hội Anh quốc và Hải ngoại (British & Foreign Bible Society) thực hiện. Một vài ghi nhận sơ lược về

đặc điểm các bản dịch Phúc Âm Lu-ca (1890), Mác (1899), và

Giăng (1900) trong bối cảnh chữ Quốc ngữ đang phát triển đã

Vào cuối thế kỷ 19, cĩ khoảng 20 triệu người sống trên tồn cõi Đơng Dương. Hiện nay, dân số Việt Nam đã trên 95

triệu người. Mặc dầu Phúc Âm của Chúa đã được dịch sang

tiếng Việt cách đây hơn 125 năm, dầu vậy, đại đa số người Việt ngày nay vẫn chưa cĩ cơ hội biết về sự cứu rỗi của Chúa. Là

những người đang sống ở thế kỷ 21, câu hỏi được đặt ra cho

mỗi chúng ta là trong những năm tháng sắp đến chúng ta cĩ thể làm gì để đem Phúc Âm của Chúa cho gần 100 triệu người Việt đang sống rải rác khắp mọi nơi trên thế giới.

Một phần của tài liệu Hop-tuyen-than-hoc-1 (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)