TRONG THẾ KỶ 19
Theo các tài liệu hiện cĩ, Thánh Kinh Hội Anh quốc và Hải ngoại (British & Foreign Bible Society) đã phân phối Kinh Thánh tại Việt Nam từ những năm 1830. Trong một
bức thư gởi cho Thánh Kinh Hội Anh quốc và Hải ngoại đề
ngày 24/9/1832, được in lại trong cuốn Two Voyages along the
Coast of China in 1831 and 1832, phát hành vào năm 1833,
Mục sư Charles Gutzlaff viết: “Khơng bao lâu nữa, chúng ta
sẽ cần khoảng 10.000 cuốn Thánh Kinh Tân Ước để phát cho Đàng Ngồi, Đàng Trong, Hải Nam, vùng duyên hải Trung
Hoa, Mãn Thanh, Đại Hàn, …”1. Những chi tiết ghi lại trong bức thư này cho thấy từ những năm 1830, Kinh Thánh đã được phân phối tại Đàng Trong và Đàng Ngồi. Việt Nam đứng đầu danh sách ưu tiên phân phối Kinh Thánh. Trong thời gian này, bản Kinh Thánh chữ Hán do Mục sư Robert Morrison (1782- 1834) dịch tại Trung Hoa, in vào năm 1822, đã được giới thiệu cho người Việt.
Trong bức thư gởi cho Thánh Kinh Hội Anh quốc và Hải ngoại nêu trên, Mục sư Charles Gutzlaff viết thêm: “Tơi lấy
làm tiếc là những bản dịch cho vùng Đơng Dương (Indo- Chinese) vẫn chưa in xong”2. Khi ghi lại những dịng chữ này, Mục sư Charles Gutzlaff đã dùng chữ Indo-Chinese để nĩi về vùng Đơng Dương. Cĩ lẽ Mục sư Charles Gutzlaff muốn nhắc
đến những bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Thái và Cam-pu-
chia mà khơng phải là bản tiếng Việt. Trong các sách của ơng, Mục sư Charles Gutzlaff dùng những chữ như Cochin-China, Annam hoặc Tonkin khi đề cập đến Việt Nam, mà khơng dùng chữ Indo-Chinese.
Trong khoảng thời gian từ năm 1847 đến 1900, bản dịch Kinh Thánh Văn Lý (Wen Li) được phổ biến nhiều nhất tại Việt Nam. Bản dịch này do John Robert Morrison (1814-1843) cùng các mục sư như Charles Gutzlaff (1803-1851), Walter Henry Medhurst (1796-1857), và Elijah Coleman Bridgman (1801- 1861) chuyển ngữ từ nguyên văn Hebrew và Greek sang chữ Hán. Đây cũng là bản Kinh Thánh được Thánh Kinh Hội và Ủy Ban Dịch thuật Kinh Thánh Việt Nam thuộc Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (Christian and Missionary Alliance) dùng
để tham khảo khi dịch tồn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt vào đầu thế kỷ 20.
1 Gutzlaff, C., Journal of Two Voyages along the Coast of China in 1831 and
1832, London: John P. Haven (1833), vii.
Năm 1859, Pháp chiếm Sài Gịn. Sau khi miền Nam Việt Nam
bị người Pháp chiếm đĩng, bên cạnh Kinh Thánh chữ Hán,
Thánh Kinh Hội đã phổ biến một số Kinh Thánh tiếng Pháp tại