Đánh giá vật tư

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 THANH HÓA (Trang 49 - 54)

Đánh giá NVL là xác định giá trị của chúng theo một nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành, kế toán nhập xuất tồn kho NVL phải phản ánh theo giá thực tế, khi xuất kho cũng phải xác định theo giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp quy định. Tuy nhiên trong khơng ít doanh nghiệp để

đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi chép, tính tốn hàng ngày có thể sử dụng giá hạch tốn để hạch tốn tình hình nhập xuất vật liệu.

Nguyên tắc đánh giá:

Các loại vật tư thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp, do đó về nguyên tắc đánh giá vật tư cũng phải tuân thủ nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” hàng tồn kho của doanh nghiệp được đánh giá theo nguyên tắc giá gốc (trị giá vốn thực tế). Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Đây chính là nội dung của tắc

nguyên thận trọng. Thực hiện nguyên tắc này, DN phải lập dự phòng giảm giá

nguyên vật liệu.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư là giá ước tính của vật tư trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hồn chỉnh sản phẩm và chi phí ước tính phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Giá gốc vật tư được xác dịnh cụ thể cho từng loại bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan đến việc sở hữu các loại vật tư đó.

Để phản ánh chính xác giá trị của ngun vật liệu và để có thể so sánh được giữa các kì hạch tốn, việc đánh giá nguyên vật liệu cần tuân theo

nguyên tắc nhất quán, nghĩa là DN đã chọn phương pháp kế tốn nào thì phải

áp dụng phương pháp đó nhất qn trong suốt niên độ kế tốn. DN có thể thay đổi phương pháp kế tốn đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp kế toán thay thế cho phép trình bày thơng tin kế tốn một cách trung thực, hợp lý hơn; đồng thời phải giải thích được sự thay đổi đó (nguyên tắc thời điểm).

Vật tư nhập kho

Vật tư trong các doanh nghiệp có thể được đánh giá theo trị giá gốc( hay còn gọi là giá vốn thực tế) và giá hạch tốn.

Đánh giá theo trị giá vốn thực tế:

Trị giá vốn thực tế nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập.

Nguyên vật liệu được nhập kho từ các nguồn khác nhau nên có những loại giá thực tế khác nhau.

+ Trường hợp 1:Nhập kho do mua ngoài:

Trị giá vốn thực tế nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn +Chi phí mua + Thuế TTĐB, thuế NK(nếu có)

- Giá mua ghi trên hóa đơn được xác định tùy theo từng trường hợp:

1. Trường hợp vật tư mua vào được sử dụng cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua ghi trên hóa đơn là giá chưa có thuế GTGT

2. Trường hợp vật tư mua vào được sử dụng cho các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá mua ghi trên hóa đơn là tổng giá thanh tốn( bao gồm cả thuế GTGT)

- Chi phí mua bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi, chi phí

+ Trường hợp 2:Nhập kho do tự gia cơng, chế biến

Giá vốn thực tế nhập kho = Giá thành thực tế

+Trường hợp 3:Nhập kho do th ngồi gia cơng

Giá vốn thực tế nhập kho = Giá vốn thực tế xuất thuê gia cơng + chi phí th gia cơng phải trả + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ…(nếu có)

+Trường hợp 4:Nhập kho do nhận vốn góp liên doanh

Giá vốn thực tế nhập kho = Trị giá vốn góp do hội đồng liên doanh xác định + các khoản chi phí khác phát sinh khi tiếp nhận vật tư

+ Trường hợp 5:Nhập kho được cấp

Giá vốn thực tế nhập kho = Giá ghi trên biên bản giao nhận + các khoản chi phí phát sinh khi tiếp nhận vật tư

+ Trường hợp 6:Nhập kho do cho, biếu tặng

Giá vốn thực tế nhập kho = Giá trị hợp lý do các bên tự thỏa thuận

+ các khoản chi phí

Đánh giá theo giá hạch tốn

Đối với các doanh nghiệp mua vật tư thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh giá vật tư. Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng phục vụ cho cơng tác hạch tốn chi tiết vật tư. Giá này khơng có tác dụng giao dịch với bên ngồi. Sử dụng giá hạch tốn, việc xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán, cuối kỳ kế tốn phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế tốn tổng hợp. Để tính được giá thực tế, trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật tư luân chuyển trong kỳ (H) theo công thức sau:

Hệ số giá ( H) =

Trị giá thực tế của vật tư xuất kho trong kỳ= Trị giá hạch toán của vật tư xuất của vật tư luân chuyển trong kỳ * Hệ số giá (H)

Vật tư xuất kho:

Theo Chuẩn mực kế tốn số 02 –Hàng tồn kho, tính trị giá vật tư xuất kho được thực hiện theo các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp đích danh: Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải

quản lý vật tư theo từng lơ hàng. Khi xuất lơ hàng nào thì lấy giá thực tế của lơ hàng đó

+ Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, kế tốn

phải tính đơn giá bình qn gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc ở thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng vật tư xuất kho nhân với đơn giá bình qn đã tính. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ (bình qn gia quyền cố định) hoặc mỗi khi nhập một lơ hàng về (bình qn gia quyền liên hồn) phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi một doanh nghiệp.

Đơn giá xuất kho =

Trị giá vật tư xuất kho = Số lượng vật tư xuất kho * Đơn giá xuất kho

+ Phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này, giả thiết

số vật tư nào nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá của vật tư xuất kho. Do đó vật tư tồn cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho sau cùng:

Trị giá vốn của vật tư xuất kho = Số lượng vật tư xuất kho * Đơn giá của những lô vật tư nhập đầu tiên

Việc áp dụng phương pháp nào để tính giá trị vật tư xuất kho là do doanh nghiệp tự quyết định. Song, cần đảm bảo sự nhất quán trong niên độ kế toán và phải thuyết minh trong Báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 THANH HÓA (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w