3.1.2..2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác tạo nguồn và bảo đảm
đảm ngun liệu mía của cơng ty
3.3.1. Quy mơ vùng nguyên liệu mía
Vùng mía đường Lam Sơn đã được Nhà nước quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Vùng mía Lam Sơn có tổng diện tích tự nhiên 4.910 km2, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Q trình phát triển đến nay đã hình thành vùng ngun liệu mía tập trung quy mơ lớn nằm trên địa bàn của 10 huyện thuộc trung du và miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa (Thọ Xuân, Triệu Sơn, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Yên Định, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thiệu Hóa), với trên 125 xã, 4 Nông trường quốc doanh (NT Sao Vàng, NT Sông Âm, NT Thống Nhất, NT Lam Sơn) và trên 30.000 hộ nơng dân trồng mía. Diện tích mía ổn định hàng năm từ 15.000 – 16.500 ha; Sản lượng bình quân hàng năm từ 1.000.000 – 1.200.000 tấn. Với bán kính vùng ngun liệu đến nhà máy bình qn là 30 Km. Cụ thể:
Bảng 3.2 : Bán kính vùng nguyên liệu mía Lam Sơn trong vụ 2009 - 2012
Cự ly (Km) Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) Dưới 10 1.420 9,1 10 – 20 6.063 38,9 20 – 30 3.601 23,1 30 – 40 3.451 22,1 40 – 50 807 5,2 50 – 60 249 1,6
(Nguồn: Xí nghiệp nguyên liệu – Lasuco)
3.3.2. Điều kiện tự nhiên
3.3.2.1. Vị trí địa lý
Vùng ngun liệu mía của Lasuco có vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp Hồ Bình
- Phía Nam giáp Nghệ An
3.3.2.2. Đất đai, địa hình
- Đất đai: Vùng nguyên liệu mía của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn là
vùng đồi có diện tích đất đai rộng lớn, diện tích đất có khả năng trồng mía là 24.000 ha trong đó 72,7% là đất đồi, cịn lại 27,3% các loại đất khác, và có khoảng 22 loại đất khác nhau bao gồm một số loại chủ yếu sau:
+ Nhóm đất đỏ vàng: phân bố chủ yếu ở các huyện Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc.
+ Nhóm đất phù sa, bồi tụ: Phân bố chủ yếu ở các huyện có diện tích thuộc đồng bằng, ven sơng.
+ Nhóm đất bị xói mịn trơ sỏi đá: phân bố ở vùng trung, núi cao. + Ngồi ra, cịn có nhóm đất cát, đất xám, đất đen, đất bạc màu...
Ban đầu Công ty đã quy hoạch 6.000 ha trồng mía để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy có cơng suất 1.500 tấn mía/ ngày. Những năm gần đây do nhu cầu đường của thị trường tăng lên, cùng với sự phát triển ổn định của vùng nguyên liệu mía, Cơng ty đã mở rộng diện tích mía nguyên liệu lên trên 16.000 ha để cung cấp nguyên liệu mía cho 2 nhà máy với cơng suất 10.500 TMN.
- Địa hình: Dạng địa hình tại vùng ngun liệu mía của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn có thể chia làm 4 loại chính:
+ Dạng địa hình đồi cao đỉnh bằng. + Dạng địa hình đồi thấp lượn sóng. + Dạng địa hình thung lũng hẹp chân núi. + Dạng địa hình đất bãi ven sơng.
+ Nhóm đất bị xói mịn, trơ sỏi đá..
3.3.2.3. Điều kiện khí hậu
Vùng ngun liệu mía Lam Sơn - Thanh hố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao, có mùa đơng lạnh, gió tây khơ nóng vào mùa hạ, chịu nhiều ảnh hưởng của bão, bão đổ bộ nhiều nhất vào tháng 9 thường gây nên mưa lớn. Cụ thể:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23-24oC ở vùng trung du, giảm dần khi lên vùng đồi, núi xuống tới 20oC. Tổng tích ơn cả năm vào khoảng 8.600- 8.700oC. Biên độ dao động nhiệt khơng lớn trung bình khoảng 6-8o
C
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.100 – 1.300 mm, mùa
mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm gần 85% tổng lượng mưa cả năm. Số ngày mưa 130-150 ngày, mùa mưa thường kéo dài 6 tháng bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10, các tháng mưa nhiều nhất là tháng 8-9-10 với 60-80% lượng mưa cả năm rất thuận lợi cho mía vươn lóng, và đến tháng 10 thời tiết khơ hanh thuận lợi cho mía tích luỹ đường.
- Độ ẩm khơng khí: Vùng ngun liệu mía Lam Sơn có độ ẩm khơng khí cao
và ít thay đổi qua các năm, với mức bình quân hàng năm 83% (vào tháng 7) đến 89% (vào tháng 3). Thông thường, vào các tháng 11 và 12 độ ẩm khơng khí cao nhất trên 90%. Nhờ độ ẩm khơng khí cao nên cây mía có điều kiện sinh trưởng tốt
- Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng trong năm cao hơn 4.400 giờ, thời gian
chiếu sáng trong mùa hè dài thích hợp cho cây mía sinh trưởng, mùa đơng thời gian chiếu sáng ngắn, thích hợp cho mía tích luỹ đường.
So với yêu cầu về khí hậu của cây mía ở thời kỳ sinh trưởng với đòi hỏi cao về ánh sáng, ưa nhiệt độ cao, mưa nhiều; thời kỳ tích luỹ đường yêu cầu phải mát, khô và nắng liên tục, Vùng Lam Sơn đã có được tương đối đầy đủ các tiêu chí như vậy. Có thể nói đây là vùng có điều kiện tự nhiên tốt, phù hợp cho cây mía phát triển và thuận lợi cho công tác quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu mía
3.3.3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hƣởng tới tạo nguồn nguyên liệu mía tại Cơng ty cổ phần mía đƣờng Lam Sơn liệu mía tại Cơng ty cổ phần mía đƣờng Lam Sơn
3.3.3.1. Những thuận lợi của ngành mía đường Việt Nam và diễn biến từ thị trường tiêu thụ đường trường tiêu thụ đường
a. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến đường ở nước ta tạo thuận lợi cho phát triển vùng nguyên liệu mía
Cây mía và nghề làm đường mật ở Việt Nam đã có lâu đời từ thế kỷ thứ XV, nhưng sản xuất cơng nghiệp thì mãi đến những năm 60 của thế kỷ thứ XX
mới bắt đầu phát triển với 6 nhà máy đường quy mô nhỏ. Từ năm 1995, bắt đầu bằng Đại hội Đảng lần thứ VIII với Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường thì ngành cơng nghiệp mía đường Việt Nam mới thực sự được hình thành. Ngành mía đường từ chỗ sản xuất quy mơ nhỏ, phân tán, trang thiết bị lạc hậu đã trở thành một trong những ngành sản xuất chính của nơng nghiệp Việt Nam. Hơn một thập kỷ qua cho đến nay một hệ thống các nhà máy công nghiệp sản xuất, chế biến đường đã được dựng trên 40 nhà máy với năng lực thiết bị hàng năm chế biến từ 11 - 12 triệu tấn mía nguyên liệu, sản xuất ra trên 1 triệu tấn đường/năm và một số cơ sở công nghiệp chế biến các phụ phẩm: cồn, bánh kẹo, ván ép, phân bón... bước đầu cũng đã được xây dựng. Các nhà máy đường mới hầu hết được xây dựng tại vùng sâu, vùng xa, vùng trung du miền núi và vùng khó khăn, được phân bổ đều khắp cả 3 miền. Chính vì vậy mà quy mơ vùng nguyên liệu không ngừng mở rộng.
Cơ hội lớn nhất là ngành mía đường Việt Nam vừa được Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 26/2007/QĐ - TTg ngày 15 tháng 2 năm 2007 phê duyệt "Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Ngày 15 tháng 2 năm 2007, Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành quyết định 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Với mục tiêu phát triển sản xuất mía đường phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố; phát triển sản xuất mía đường phải đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu, nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm sau đường đến lưu thơng và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mía đường, gắn lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu. Các chỉ tiêu phát triển của sản xuất mía đường đến năm 2010:
+ Sản lượng đường: 1,5 triệu tấn, trong đó đường cơng nghiệp là 1,4 triệu tấn, đường thủ công là 100.000 tấn (quy đường trắng).
+ Tổng diện tích trồng mía: 300.000 ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung là 250.000 ha; năng suất mía bình qn 65 tấn/ha, chữ đường bình qn 11 CCS, sản lượng mía đạt 19,5 triệu tấn.
Định hƣớng đến năm 2020
+ Sản lượng đường khoảng 2,1 triệu tấn, trong đó đường cơng nghiệp là 1,4 triệu tấn, đường thủ công là 100.000 tấn.
+ Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 120.000 TMN. + Tổng diện tích trồng mía khoảng 300.000 ha, năng suất mía bình qn đạt 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn.
Đặc biệt vùng Bắc Trung Bộ gồm Thanh Hoá và Nghệ An được coi là vùng trọng điểm có lợi thế phát triển sản xuất mía đường của cả nước với diện tích 90.000 ha được quy hoạch trồng mía là: Thanh Hố 50.000, Nghệ An 40.000 ha.
Ngành công nghiệp chế biến đường ở nước ta đang được quan tâm và đầu tư lớn: Nhà nước quy hoạch các vùng nguyên liệu, hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi vùng mía tập trung, nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía đường. Những chính sách này đã mang lại lợi ích khơng những cho Cơng ty mà cịn tới những người nơng dân trồng mía, thúc đẩy mối quan hệ giữa nơng dân với Cơng ty. Từ đó vùng ngun liệu mía có thể đi vào ổn định và khơng ngừng mở rộng.
b. Diễn biến từ thị trường tiêu thụ đường trong và ngồi nước
Ngành mía đường Việt Nam liên tiếp tiếp nhận nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, bên cạnh đó thì chúng ta đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ các nước tiên tiến, cùng với sự nỗ lực và không ngừng cố gắng, ngành công nghiệp chế biến đường đã nhanh chóng thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường. Thị trường đường trong nước được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển.
Mức tiêu thụ đường của Việt Nam hiện nay được đánh giá là thấp so với nhiều nước trên thế giới. Khi chưa có chương trình 1 triệu tấn đường, bình qn mỗi
người dân tiêu thụ 8 kg đường/ năm, hiện nay một người dân mới tiêu thụ có 13kg đường/năm, cả nước tiêu thụ khoảng 1,1 triệu tấn đường/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ đường bình quân đầu người trên thế giới có nước lên tới 35 kg/năm, tại Ấn Độ là 20 kg/năm.
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, với việc dân số liên tục tăng thì nhu cầu đường tiêu thụ trong nước cũng không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Trung Tâm kinh tế toàn Quốc Tế Ôxtrâylia – CIE, tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ đường toàn cầu trong hơn 20 năm qua là khoảng 2%/năm, riêng khu vực châu Á khoảng 3.6%/năm. Trong vài năm trở lại đường tốc độ tăng trưởng của nhu cầu đường đang có xu hướng tăng dần. Theo đánh giá của các chuyên gia nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam hiện nay tăng khoảng 6-7% hàng năm.
Theo khảo sát đến năm 2010 dân số nước ta khoảng 100 triệu người, và nếu nâng mức tiêu thụ đường bình quân đầu người một năm lên 17 kg thì lượng đường tiêu thụ của cả nước sẽ là khoảng 1,5 triệu tấn/năm, nhiều hơn hiện nay 400 nghìn tấn. Đến năm 2020 dự tính dân số nước ta khoảng 120 triệu người và nếu chúng ta nâng mức tiêu thụ đường bình quân năm lên 20 kg thì lượng đường tiêu thụ sẽ là 2,4 triệu tấn/năm, hơn hiệu nay 0,9 triệu tấn. Qua đây có thể thấy nhu cầu tiêu thụ đường trong nước ngày càng tăng cao, đây là dấu hiệu thuận lợi cho sự phát triển ngành công nghiệp chế biến đường.
Mặt khác mức tiêu dùng đường của thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt là các nước Châu Á , trong đó có Việt Nam mức tăng trưởng tiêu dùng đường hàng năm là 6%. Như vậy so với năng lực sản xuất hiện nay cả nước sẽ thiếu hụt mỗi năm từ 200.000 đến 500.000 tấn đường trở lên. Đặc biệt nghành mía đường cịn có thể cung cấp một nguồn năng lượng mới là cồn nhiên liệu thay thế xăng, dầu và phát điện từ bã mía- đây là một lợi thế lớn, tuy chỉ là nguồn phụ, phế phẩm nhưng tạo ra một giá trị lớn, vừa giải quyết vấn đề môi trường, vừa giải quyết vấn đề năng lượng sạch toàn cầu mà Việt Nam càng bức xúc hơn.
Những diễn biến có lợi từ thị trường cho thấy tại đây cung đang thấp hơn cầu, cùng với giá bán đang có lợi cho các doanh nghiệp chế biến đường đang là động lực chính giúp cho doanh nghiệp ln ý thức tầm quan trọng của vùng nguyên liệu mía. Bên cạnh những thuận lợi thì trước mắt chúng ta vẫn gặp phải một số khó khăn, thách thức:
Thách thức lớn nhất là hội nhập: lực lượng sản xuất lớn, công suất cao, hiệu quả cao gắn với nền nông nghiệp phân tán, quy mơ nhỏ, 65% đất trồng mía đang là đất tận dụng. Diện tích trồng mía của hộ nơng dân nhỏ lẻ, phân tán, manh mún; năng suất lao động thấp; hàng rào thuế quan đối với sản phẩm đường giảm dần, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt không chỉ trên thế giới, trong khu vực mà ngay cả trong nước.
Thứ hai, tình hình kinh tế biến động giá vật tư, nguyên, nhiên liệu, vật liệu tiếp tục gia tăng; thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh, rệp phát triển nhiều; nhiều cây trồng khác có hiệu quả đang canh tranh gay gắt với cây mía gây khó khăn trong phát triển mở rộng vùng nguyên liệu mía.
3.3.3.2. Định hướng phát triển vùng kinh tế Lam Sơn
Vùng kinh tế Lam Sơn đến nay đã lan toả đến 10 huyện (Thọ Xuân, Ngọc Lạc, Thường Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hoá, Cẩm Thuỷ, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân). Tổng diện tích tự nhiên tồn vùng 4.910 Km2, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, diện tích đất lâm nghiệp 2.518,82 Km2 chiếm 52,5% diện tích tự nhiên tồn vùng và 46,4% diện tích đất lâm nghiệp tồn tỉnh.
Dân số vùng Lam Sơn có 1.361,1 nghìn người chiếm 37.2% dân số tồn tỉnh, ước tính có 851 nghìn lao động trong độ tuổi, chiếm 61,8% dân số toàn vùng, 37,1% lao động toàn tỉnh
Vùng Lam Sơn có hệ thống sông Chu chảy qua hầu hết các huyện trong vùng, hồ thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đạt đang được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đất đai, nguồn tài nguyên của vùng Lam Sơn là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất đa dạng theo hướng vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Toàn vùng 295 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 16,7% doanh nghiệp tồn tỉnh, trong đó có 16 doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho 9.881 lao động.
Sau 5 năm thực hiện đề án cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông thôn vùng Lam Sơn, kinh tế công nghiệp vùng Lam Sơn liên tục tăng trưởng với tốc độ cao: Tổng GDP giai đoạn 2005 - 2010 liên tục tăng trưởng với tất cả các thành phần kinh tế, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước, bình quân
Trong nền kinh tế của tỉnh: Giá trị sản xuất cơng nghiệp ngành mía đường trong tỉnh từ năm đến năm 2005 liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. năm 2010 đạt 1.108,3 tỷ đồng gấp 2,35 lần so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 11,21% trong cơ cấu ngành công nghiệp và là một trong những ngành có giá trị kinh tế cao so với các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh, chỉ đứng sau ngành xi măng. Theo điều tra của Cục thống kê Thanh Hố trong bảng sau nói rõ lên điều đó .